<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt của chế phẩm Tavinga bào chế từ tằm dâu

03/10/2021

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐLTTTL) là căn bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi và có xu hướng ngày càng tăng. Giai đoạn đầu của bệnh chủ yếu gây rối loạn tiểu tiện như tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhiều về đêm làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Giai đoạn sau bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề như suy thận và có thể gây tử vong.

Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt có thể dùng các thuốc tân dược hoặc dùng phương pháp điều trị ngoại khoa như mổ mở, mổ nội soi, liệu pháp laser... Tuy nhiên việc điều trị ngoại khoa hoặc dùng thuốc tân dược có thể gây ra các tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn. Hiện nay, xu hướng điều trị PĐLTTTL là dùng các loại dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tằm dâu và Bạch cương tàm là một trong những dược liệu từ lâu đã được sử dụng trong Y học cổ truyền ở Việt Nam và Trung Quốc nhằm tăng cường sức khỏe, dự phòng và điều trị một số bệnh.

Năm 2009 - 2011, Viện Y sinh nhiệt đới đã nghiên cứu bào chế sản phẩm “Mật tằm” từ tằm dâu và Bạch cương tàm. Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn trên động vật thực nghiệm đã khẳng định chế phẩm “Mật tằm” là sản phẩm an toàn. Đồng thời bước đầu đã chứng minh chế phẩm “Mật tằm” có tác dụng cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị PĐLTTTL trên lâm sàng.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, năm 2019, Viện Y sinh nhiệt đới đã tiến hành nghiên cứu và bào chế thành công viên nang cứng Tavinga từ tằm dâu và Bạch cương tàm đạt tiêu chuẩn cơ sở do Trung tâm Kiểm nghiệm/Viện Thực phẩm chức năng thẩm định. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thử nghiệm lâm sàng trên 56 bệnh nhân mắc bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt ở độ tuổi trên 50 đang sinh sống tại khu vực Hà Nội.

Bột cốm sau sấy chuẩn bị đóng viên nang             

Sau hai tháng điều trị, kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện đã được cải thiện rõ rệt: Mức độ rối loạn tiểu tiện theo thang điểm IPSS trung bình giảm từ 17,62 ±7,42 xuống còn 4,84 ±3,75 có ý nghĩa thống kê với p< 0,001; Mức độ rối loạn tiểu tiện theo điểm chất lượng cuộc sống (QoL) trung bình giảm giảm 2,2 điểm có ý nghĩa thống kê với p< 0,001; Thể tích nước tiểu tồn dư trung bình giảm từ 35,3 ±12,9 ml xuống còn 14,5 ±10,3 ml có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

- Lưu lượng nước tiểu trung bình tăng từ 4,26 ± 2,65 lên 8,76 ± 2,97 có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

- Thể tích tuyến tiền liệt trung bình giảm 13,82 cm3 có ý nghĩa thống kê với p< 0,001. Sau điều trị có 100% số bệnh nhân đạt kết quả tốt và khá, trong đó có 84,1% đạt kết quả tốt, 17,89% bệnh nhân đạt kết quả khá, không có trường hợp nào đạt kết quả kém.

Cấp chế phẩm Tavinga cho các bệnh nhân tham gia thử nghiệm

- Sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện như ăn ngủ tốt, tiêu hóa cải thiện, tinh thần thoải mái, chức năng tình dục cải thiện.

- Chế phẩm Tavinga không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và chức năng cơ quan tạo máu: các chỉ số sinh hóa, huyết học trước và sau điều trị không bị biến đổi. Không thấy các tác dụng không mong muốn của chế phẩm Tavinga như dị ứng, đầy bụng, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ...

 Sản phẩm Tavinga đã được Cục An toàn thực phẩm/Bộ Y tể cấp phép lưu hành. Với hiệu quả đã được chứng minh, chế phẩm Tavinga sẽ là sự lựa chọn hữu hiệu của các bệnh nhân PĐLTTTL. Thành công của sản phẩm là thành quả sự tâm huyết, sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên Phòng Dược học/Viện Y sinh nhiệt đới, sự cổ vũ động viên và giúp đỡ của Thủ trưởng các cấp. Đây sẽ là tiền đề để Viện Y sinh nhiệt đới tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hướng nghiên cứu bào chế và ứng dụng tạo ra các sản phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn cao nhằm phục vụ sức khỏe cộng đồng.

                                                                 Bài và ảnh: ThS.BS Phạm Khắc Linh/Viện YSNĐ