<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Phân viện Hóa - Môi trường

Ban chỉ huy

Phân viện trưởng: Đại tá, TS. Nghiêm Xuân Trường

Phó Phân viện trưởng: Thượng tá, ThS. Lê Bảo Hưng 

Địa chỉ liên hệ: 63 Nguyễn Văn Huyên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (0243) 7566388; (0243) 2121929

Website: www.emalab.com.vn


GIỚI THIỆU CHUNG    

Năm 1992, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quyết định thành lập Phòng Phân tích là đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Năm 2007, Phòng Phân tích được tổ chức lại thành Phân viện Hoá- Môi trường, gồm Ban chỉ huy Phân viện và 02 phòng nghiên cứu trực thuộc. Năm 2009, Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt ban hành tổ chức biên chế Phân viện Hoá-Môi trường, Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga quy định chức năng nhiệm vụ của Phân viện.
Phân viện Hóa-Môi trường thực hiện phân tích chất da cam/dioxin phục vụ một trong những nội dung cơ bản đã được xác định trong Hiệp định liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, đó là nghiên cứu hậu quả về sinh thái và y sinh học lâu dài của cuộc chiến tranh hóa học do quân đội Mỹ đã tiến hành ở Việt Nam. Trong thời gian đầu thành lập, đơn vị chỉ có 4 cán bộ đảm nhiệm các khâu từ lấy mẫu, xử lý mẫu, phân tích mẫu trên thiết bị và báo cáo kết quả. Thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao, đơn vị luôn nỗ lực hết mình để xây dựng cơ sở ngày càng vững về chuyên môn là lá cờ đầu của Việt Nam trong lĩnh vực lĩnh vực quan trắc và phân tích dioxin/furan.
Trong những năm qua Phân viện Hóa - Môi trường đã tham gia sâu rộng vào lĩnh vực quan trắc, phân tích chất da cam/dioxin, các chất Policlobiphenyl tương tự dioxin (dl-PCB), các hóa chất độc hại khác có nguồn gốc từ chiến tranh và hiện nay là phát thải các hợp chất này từ các hoạt động công nghiệp và dân sinh. Có thể khẳng định, Phân viện Hóa-Môi trường là đơn vị đi đầu về lĩnh vực quan trắc, phân tích dioxin/furan ở Việt Nam hiện nay. Phòng thí nghiệm Phân viện Hóa- Môi trường được cấp chứng chỉ VILAS theo ISO/IEC 17025:2017 mã số VILAS 856 trong lĩnh vực Hóa và chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo Nghị định 127/2014/ND-CP của Chính phủ với mã số VIMCERT 256.

Tập thể cán bộ Phân viện Hóa- Môi trường

CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN

Phòng Phân tích Dioxin

Phòng Phân tích Môi trường

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Chủ tịch hội đồng: TS. Nghiêm Xuân Trường

Thư ký tịch hội đồng: TS. Trần Đình Phiên

Ủy viên hội đồng: TS. Nguyễn Thanh Tuấn, ThS. Lê Bảo Hưng, ThS. Nguyễn Kim Thùy.

CHỨC NĂNG

Phân viện Hóa- Môi trường là đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ trên lĩnh vực hóa học, môi trường với các chức năng:
- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
- Thực hiện dịch vụ KHKT về phân tích môi trường;
- Phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ với các tổ chức, viện nghiên cứu trong và ngoài nước;
- Đào tạo cán bộ.

NHIỆM VỤ

- Tiến hành nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực hóa học, môi trường:
  + Xây dựng phương pháp và thực hiện phân tích mẫu môi trường, mẫu sinh học (dioxin/furan, các chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, chất thải nguy hại, ...);
  + Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường và các giải pháp xử lý môi trường.
- Thực hiện dịch vụ KHKT về phân tích trong lĩnh vực hóa, môi trường.
- Xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN của Phân viện, tham gia đào tạo cán bộ khoa học và nhân viên chuyên môn kỹ thuật.
- Phối hợp hoạt động KH&CN trên lĩnh vực hóa, môi trường với các đơn vị trong Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, các tổ chức, viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của riêng phía Việt Nam do Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Thủ trưởng Trung tâm giao.

KẾT QUẢ CHÍNH

- Phân viện đã chủ trì và tham gia thực hiện trên 50 đề tài, nhiệm vụ, dự án KH&CN các cấp, gồm: 12 đề tài cấp Quốc gia thuộc chương trình nghiên cứu khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam, 16 dự án và nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp Bộ quốc phòng về nghiên cứu khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học tại các khu vực quân sự, 05 dự án hợp tác quốc tế do UNDP, UNEP, USAID triển khai, 04 đề tài, nhiệm vụ thuộc Chương trình nghiên cứu KH&CN do Uỷ ban phối hợp về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phê duyệt và một số đề tài, nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở.
- Xây dựng thành công phương pháp quan trắc, phân tích dioxin/furan, dl-PCB, một số chỉ tiêu POP, VOC, hóa chất diệt cỏ, kim loại nặng, bụi TSP, PM10, PM2.5 và một số chỉ tiêu lý hóa cơ bản trong các mẫu môi trường, sinh học.
- Được cấp chứng chỉ PTN phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2017 với mã số VILAS 856 và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mã số VIMCERT 256 với trên 170 thông số môi trường đất/trầm tích, chất thải rắn, không khí, khí thải và nước.
- Phân viện đã tham gia quan trắc, phân tích độ tồn lưu dioxin/chất da cam các dự án Z1, Z2, Z3, Z9/Bộ Quốc phòng. Thực hiện chính quan trắc dioxin/furan và một số chất độc hại, đánh giá chất lượng môi trường đất/trầm tích, nước mặt, nước ngầm, nước thải, không khí trong suốt quá trình tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa, kịp thời đưa ra cảnh báo và kiến nghị các biện pháp giảm thiểu phát tán dioxin, các chất độc hại khác trong môi trường.
- Thực hiện chính nhiệm vụ phân tích dioxin/furan trong các mẫu môi trường, sinh học thuộc nội dung các đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình 33 về nghiên cứu, xây dựng luận chứng khu chứng tích chiến tranh hoá học, đánh giá tồn lưu dioxin trong môi trường và đề xuất các giải pháp khắc phục các giai đoạn 2000-2005, 2005-2010, 2010-2015 và các dự án, nhiệm vụ, hợp đồng KH&CN khác.
- Tham gia quan trắc, phân tích, đánh giá phát thải dioxin/furan, các hóa chất độc hại khác sinh ra từ các hoạt động công nghiệp và dân sinh ở nước ta hiện nay như sản xuất, tái chế kim loại, nhiệt điện, xi măng, đốt rác (rác thải y tế, công nghiệp, sinh hoạt), ...
- Từ các kết quả nghiên cứu đã công bố 60 bài báo trên các tạp chí uy tín thuộc danh sách SCI, SCI-E, tạp chí trong nước và tại các hội thảo khoa học quốc tế và trong nước.

Khen thưởng:

Phân viện Hoá-Môi trường được tặng thưởng nhiều phần thưởng như: Cờ thi đua, Bằng khen Bộ Quốc phòng; Cờ thi đua, Danh hiệu đơn vị quyết thắng, đơn vị tiên tiến, Bằng khen, Giấy khen của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.

Các đơn vị