<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Phòng Phân tích Dioxin

Trưởng phòng: Thượng tá, TS. Nguyễn Thanh Tuấn


Với chức năng, nhiệm vụ  rõ ràng, trong những năm qua Phòng Phân tích dioxin đã tham gia sâu rộng vào lĩnh vực quan trắc, phân tích chất da cam/dioxin, các chất Policlobiphenyl tương tự dioxin (dl-PCB), các hóa chất độc hại khác có nguồn gốc từ chiến tranh và hiện nay là phát thải các chất này từ các hoạt động công nghiệp và dân sinh. Bên cạnh đó, ý thức được trách nhiệm của mình, Phòng Phân tích dioxin luôn khắc phục khó khăn, nỗ lực hết mình để xây dựng cơ sở ngày càng vững về chuyên môn, đồng bộ về trang thiết bị, là lá cờ đầu của Việt Nam trong lĩnh vực lĩnh vực quan trắc và phân tích dioxin/furan ở Việt Nam hiện nay. 

Phòng phân tích dioxin, PV-HMT, Hóa- Môi trường

Tập thể cán bộ, nhân viên Phòng phân tích Dioxin

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ phân tích hiện đại phục vụ nghiên cứu khắc phục tồn lưu dioxin trong môi trường, thực phẩm và sinh học.

- Nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm dioxin/furan, dl-PCB đến môi trường và các giải pháp xử lý môi trường.

- Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề học thuật trong phân tích dioxin/furan trong các đối tượng mẫu môi trường và sinh học.

- Đề xuất, chủ trì và tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp theo chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm. Đào tạo kỹ năng quan trắc, phân tích.

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ

Phòng thí nghiệm phân tích dioxin có đầy đủ vật tư, trang thiết bị từ lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích mẫu; dung môi, hóa chất, chất chuẩn phục vụ quan trắc, phân tích chất da cam/dioxin, các hóa chất độc hại khác có nguồn gốc chiến tranh cũng như sinh ra từ hoạt động công nghiệp và dân sinh ở nước ta hiện nay.

- Hệ thống phòng thí nghiệm sạch áp suất dương, hệ thống xử lý khí, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Thiết bị quan trắc, lấy mẫu hiện trường đồng bộ đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế: Thiết bị lấy mẫu khí thải isokinetic A-2000 (Mỹ,) Isostack G4 (Italia); Thiết bị đo và phân tích khí thải  nhóm 4 chỉ tiêu Testo 350 (Đức); Thiết bị lấy mẫu không khí tốc độ cao Kimoto (Nhật Bản), Tisch (Mỹ) quan trắc các nhóm chỉ tiêu dioxin/furan, dl_PCB, bụi tổng (TSP), bụi mịn PM2.5, PM10; Dụng cụ quan trắc, lấy mẫu khí thụ động hãng Tisch (Mỹ); Dụng cụ lấy mẫu đất Eijkelkamp (Hà Lan); Dụng cụ lấy mẫu kiểu ống phóng trọng lực KC (Đan Mạch); Dụng cụ lấy mẫu trầm tích cột Eijkelkamp (Hà Lan); Dụng cụ lấy mẫu nước Wilco(Mỹ); thiết bị lấy mẫu nước ngầm theo độ sâu.

- Thiết bị bảo quản mẫu và chuẩn bị mẫu: hệ thống tủ lạnh, tủ lạnh sâu bảo quản mẫu sinh học (Nhật Bản); hệ thống chiết mẫu Soxlet (Đức); hệ làm sạch mẫu tự động FMS (Mỹ); hệ thống cất quay chân không Buchi (Thụy Sĩ); cân phân tích 10-5g Mettler Toledo (Thụy Sỹ); máy lắc, máy khuấy đồng thể, máy đồng nhất mẫu IKA (Đức), máy li tâm lạnh, máy cô mẫu tự động.

- Hệ thống chất chuẩn, hóa chất thí nghiệm các hãng Sigma aldrich, Supelco, Merck, CIL, Wellington,…

- Thiết bị phân tích: 3 hệ thống sắc ký khí phân giải cao/khối phổ phân giải cao (HRGC/HRMS), trong đó 1 hệ thống DFS/Thermo Scientific (Đức) và 02 hệ thống Autospect Premier/Micromass Waters (Anh-Mỹ), 01 hệ thống sắc ký khí phân giải cao/khối phổ 3 tứ cực (GC/MS/MS) Thermo Scientific (Đức) đáp phân tích dioxin/furan, dl-PCB trong các nền mẫu môi trường và sinh học theo các phương pháp tiêu chuẩn của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.

Phòng phân tích dioxin, Phân viện Hóa Môi trường

Phân tích dioxin/furan trên hệ thống Sắc ký khí khối phổ phân giải cao DFS

KẾT QUẢ CHÍNH

   - Phòng đã chủ trì và tham gia thực hiện trên 50 đề tài, nhiệm vụ, dự án các cấp: 4 đề tài Ủy ban phối hợp TTNĐVN; 10 dự án và nhiệm vụ cấp Bộ quốc phòng về nghiên cứu khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học tại các khu vực quân sự; 6 nhiệm vụ cấp Bộ Quốc phòng lĩnh vực BVMT; 12 đề tài cấp Quốc gia thuộc chương trình nghiên cứu khắc phụ hậu quả chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam; 5 dự án quốc tế do UNDP, UNEP, USAID triển khai cùng một số nhiệm vụ của các bộ, ngành khác.

- Xây dựng thành công phương pháp quan trắc, phân tích dioxin/furan, dl-PCB trong các mẫu môi trường, sinh học.

- Được cấp chứng chỉ PTN phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2017 với mã số Vilas 856 và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường mã số Vimcerts 256 với trên 170 thông số môi trường đất/trầm tích, chất thải rắn, không khí, khí thải và nước.

- Phòng đã tham gia quan trắc, phân tích độ tồn lưu dioxin/chất da cam các dự án Z1, Z2, Z3, Z9/Bộ Quốc phòng. Thực hiện chính quan trắc dioxin/furan và một số chất độc hại, đánh giá chất lượng môi trường đất/trầm tích, nước mặt, nước ngầm, nước thải, không khí trong suốt quá trình tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng và Biên Hòa kịp thời đưa ra cảnh báo và kiến nghị các biện pháp giảm thiểu phát tán dioxin, các chất độc hại khác trong môi trường.

- Thực hiện chính nhiệm vụ phân tích dioxin/furan trong các mẫu môi trường, sinh học thuộc nội dung các đề tài Đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình 33 về nghiên cứu, xây dựng luận chứng khu chứng tích chiến tranh hoá học, đánh giá tồn lưu dioxin trong môi trường và đề xuất các giải pháp khắc giai đoạn 2000-2005, 2005-2010, 2010-2015 và các dự án, nhiệm vụ, hợp đồng KHCN khác.

- Tham gia quan trắc, phân tích, đánh giá phát thải dioxin/furan, các hóa chất độc hại khác sinh ra từ các hoạt động công nghiệp và dân sinh ở nước ta hiện nay như sản xuất, tái chế kim loại, nhiệt điện, xi măng, đốt rác (rác thải y tế, công nghiệp, sinh hoạt)...

- Từ các kết quả nghiên cứu đã công bố 50 bài báo trên các tạp chí uy tín thuộc danh sách SCI, SCI-E, tạp chí trong nước và tại các hội thảo khoa học quốc tế và trong nước.

Khen thưởng: Đơn vị Quyết thắng năm: 2019, 2020.

HÌNH THỨC HỢP TÁC

    Bên cạnh hợp tác với các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học trong nước thì hợp tác quốc tế luôn được xem là chiến lược phát triển quan trọng của đơn vị. Phòng không ngừng thúc đẩy, củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và các tổ chức ở nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Nga, qua đó đem lại cho các cán bộ phòng nhiều cơ hội để mở rộng kiến thức, kinh nghiệm trong môi trường học tập và nghiên cứu tiên tiến trên thế giới.

- Hợp tác trong nước và quốc tế (USAID, UNEP, UNDP, Shimidzu), … về khoa học công nghệ, phân tích, quan trắc môi trường khi triển khai các dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin ở Việt Nam.

- Dịch vụ KH&CN: Tư vấn, phát triển hoạt động quan trắc, phân tích, thử nghiệm, đánh giá tác động môi trường, xử lý độc hại bảo vệ môi trường và sức khỏe các chất dioxin và độc chất theo nhu cầu của xã hội.

- Hợp tác nâng cao năng lực phân tích với các tổ chức liên phòng thử nghiệm quốc tế Intercal AB, Thụy Điển; InterCinD, Italy.

- Hợp tác nghiên cứu với Viện Sinh thái tiến hóa, Viện HLKH Nga để chuẩn hóa phương pháp phân tích một số chất hữu cơ độc hại khó phân hủy bằng các phương pháp phân tích hiện đại.

Phòng Phân tích Dioxin luôn sẵn sàng hợp tác với các đơn vị nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

Cán bộ Phân tích Hóa-Môi trường, TTNĐ-VN

Cán bộ Phòng tham gia đào tạo chuẩn bị mẫu, phân tích dioxin/furan tại Trung tâm AXYS, Canada

Các đơn vị