<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Phòng Sinh thái môi trường quân sự

Trưởng phòng: Thượng tá, TS. Đinh Bá Duy


Phòng Sinh thái Môi trường quân sự (STMTQS) là đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc Viện Sinh thái nhiệt đới, tiền thân là Trung tâm Sinh thái quân sự (được thành lập từ năm 1999 thuộc Phân viện Sinh thái nhiệt đới). Trải qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, phòng đã những đóng góp trong nghiên cứu sinh thái - môi trường. Phòng cũng đã tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động quân sự, quốc phòng và kinh tế, dân sinh. Hiện nay, Phòng Sinh thái Môi trường quân sự đang quản lý và vận hành Phòng thí nghiệm với mã số VLAT1.1296, có năng lực quan trắc và phân tích môi trường theo tiêu chuẩn ISO 17025:2017.

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của sinh thái quân sự trong điều kiện nhiệt đới gió mùa Việt Nam.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện, quá trình tự nhiên, biến đổi khí hậu, hoạt động nhân sinh đến công trình và hoạt động quân sự; xây dựng các giải pháp bảo đảm an ninh sinh thái và môi trường trong các hoạt động quân sự;
- Hoạt động quan trắc môi trường; đánh giá tác động môi trường các dự án quân sự và dân sự.
- Ứng dụng công nghệ địa không gian và thiết bị bay không người lái trong quản lý, giám sát tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, đánh giá lượng hấp thụ CO2 và hơi nước của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu.

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 

Phòng STMTQS có 01 Phòng thí nghiệm với nhiều trang thiết bị nghiên cứu như thiết bị bay không người lái (UAV); hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao; tổ hợp thiết bị phân tích nguyên tố; máy đo quang phổ khả kiến; hệ thống máy đo hiện trường các chỉ tiêu chất lượng nước; máy đo kim loại nặng trong đất; hệ thống các thiết bị đo khí thải, bụi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường tần số thấp và cao và hệ thống thiết bị về giải đoán, phân tích viễn thám và GIS; hệ thống đo địa tầng đáy (Sub Bottom Profiler) để xác định các đặc tính vật lý của tầng đáy và hình ảnh mô tả thông tin địa chất, trầm tích tầng đáy.  

KẾT QUẢ CHÍNH

- Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến công trình và hoạt động quân sự trên địa bàn các Quân khu 1, 2, 3, 4, 5 và 9; đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp ứng phó, giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu vực phòng thủ cấp tỉnh tại Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đánh giá hiện trạng, xác định giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường đất của các đơn vị quân đội khu vực phía Bắc (2017-2018), miền Trung và miền Nam (2019-2020).
- Điều tra, khảo sát và tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, các đề án và kế hoạch bảo vệ môi trường của các đơn vị trong và ngoài quân đội.
- Nghiên cứu cảnh quan biển - đảo quần đảo Trường Sa phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên trên cơ sở ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS.
- Ứng dụng phương pháp viễn thám, GIS và thiết bị bay không người lái (UAV) trong nghiên cứu đặc điểm cấu trúc cảnh quan các vườn quốc gia, khu bảo tồn.
- Nghiên cứu vai trò chức năng của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trong việc hấp thụ CO2 và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

HÌNH THỨC HỢP TÁC

- Hợp tác với các cơ quan, đơn vị triển khai nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện, quá trình tự nhiên, biến đổi khí hậu, hoạt động nhân sinh đến công trình và hoạt động quân sự; xây dựng các giải pháp bảo đảm an ninh sinh thái và môi trường trong các hoạt động quân sự.
- Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài Quân đội triển khai ứng dụng công nghệ viễn thám, GIS và thiết bị bay không người lái trong nghiên cứu cảnh quan; quản lý, giám sát tài nguyên và bảo vệ môi trường; tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

                          

Khảo sát, thu mẫu môi trường đất và Phân tích trong phòng thí nghiệm

Các đơn vị