<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Phòng Vi sinh

Trưởng phòng: Trung tá, TS. Ngô Cao Cường


Phòng Vi sinh là đơn vị nghiên cứu trực thuộc Phân viện Công nghệ sinh học. Phòng đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm phá hủy sinh học của vi sinh vật đến một số vật liệu, cụm chi tiết, linh kiện điện tử trong điều kiện khí hậu nhiệt đới thông qua chương trình thử nghiệm tự nghiệm tại các sân thử nghiệm vi sinh tại các Trạm thử nghiệm Hòa Lạc, Đầm Bấy, Cần Giờ thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Nghiên cứu tạo một số loại chế phẩm ứng dụng trong xử lý chất thải hữu cơ trong môi trường nước mặn. Nghiên cứu độ tồn lưu chất động hóa học dioxin và ảnh hưởng của chúng đến môi trường sinh thái. Một số công nghệ xử lý nước thải nhiễm dầu ứng dụng vi sinh vật bản địa.

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

- Thử nghiệm tự nhiên và thử nghiệm gia tốc các vật liệu, cụm chi tiết, lớp phủ bảo vệ dưới tác động của vi sinh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nhằm kết hợp đánh giá độ bền ăn mòn, lão hóa và phá hủy sinh học.

- Nghiên cứu các giải pháp, công nghệ phù hợp áp dụng phòng chống phá hủy sinh học cho các vật liệu, cụm chi tiết, thiết bị… sử dụng trong điều kiện Việt Nam.

- Nghiên cứu chế tạo các chế phẩm vi sinh và ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý chất thải, rác thải hữu cơ trong điều kiện thường và nhiễm mặn.

- Nghiên cứu tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học từ vi sinh vật nhằm ứng dụng cao trong thực tiễn quốc phòng và dân sinh.

CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ

- Phòng thí nghiệm bao gồm hệ thống thiết bị đông khô, lên men, nuôi cấy vi sinh vật kỵ khí, hệ thống điện di biến tính DGGE, PCR gradient, tủ thử nghiệm gia tốc, ly tâm lạnh…và hệ thống sân thử nghiệm vi sinh ở các Trạm thử nghiệm Hòa Lạc, Đầm Bấy và Cần Giờ.

- Các trang thiết bị khác phục vụ nghiên cứu vi sinh, sinh học phân tử, môi trường…

                       Thao tác trong tủ môi trường và điều chỉnh thông số trên hệ thống lên men

KẾT QUẢ CHÍNH (giai đoạn 2015-2020)

- Chủ trì và tham gia nhiều đề tài, nhiệm vụ các cấp (02 cấp bộ; 03 cấp ngành; 03 cấp UBPH; 13 đề tài cấp cơ sở và một số hợp đồng dịch vụ khoa học từ 2010 đến nay). Đã công bố trên 20 bài báo trong đó có 04 công bố quốc tế thuộc danh mục Scopus và ISI; 01 bằng độc quyền giải pháp hữu ích).

Một số nghiên cứu có tính ứng dụng đã áp dụng vào thực tiễn như:

+  Nghiên cứu khu hệ vi sinh vật phân bố tại khu vực quần đảo Trường Sa có khả năng xử lý các chất thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trường.

+ Hoàn thiện công nghệ xử lý chất thải người và rác thải hữu cơ phù hợp với điều kiện sử dụng thực tế tại nhà”; đề tài đã thử nghiệm có kết quả tốt, năm 2020 tiếp tục được thử nghiệm tại quần đảo Trường Sa.

+ Chế phẩm chống nấm mốc Bio-AIT dùng trong bảo quản dài hạn khí tài quang học đã áp dụng trên một số loại khí tài quang như: ống nhòm bộ binh, kính ngắm cho súng B40 mới, kính ngắm Codensor trên tàu hải quân, hiện nay chế phẩm Bio-AIT đang áp dụng cho khí tài quang sau sửa chữa lớn.

- Một số sản phẩm nghiên cứu đã từng bước được ứng dụng vào thực tế đơn vị (chế phẩm vi sinh ưa mặn xử lý chất thải hữu cơ BKMA; chế phẩm chống mốc Bio-AIT, chế phẩm vi sinh xử lý chất thải nhà tiêu khô.…).

Khen thưởng: Giải nhì Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội lần thứ 20.

HÌNH THỨC HỢP TÁC

- Hợp đồng thử nghiệm độ bền của vi sinh vật đến các vật liệu, kính quang học, linh kiện điện tử (thử nghiệm tự nhiên và gia tốc) theo các tiêu chuẩn tương thích. 

- Hợp đồng cung ứng sản phẩm và các dịch vụ khoa học công nghệ.

- Hợp tác nghiên cứu và kết hợp đào tạo trên các lĩnh vực vi sinh, môi trường, ...

Một số hình ảnh hoạt động

         

Đặt tấm xử lý dầu tại K971, Cục vận tải và hướng dẫn vận hành NVS năng lượng mặt trời sử dụng nước biển 

 

Kiểm tra chế phẩm chống mốc Bio-AIT tại K680, Cục Quân khí                   Sản xuất chế phẩm vi sinh ưa mặn

Các đơn vị