<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Sản phẩm số hóa ứng dụng đa lĩnh vực trong nghiên cứu sinh thái

27/11/2018

Năm 2018 là một năm tiền đề cho sự phối hợp Việt – Nga trong lĩnh vực bản đồ viễn thám, thu nhận ảnh bề mặt đất bằng thiết bị UAV phục vụ xây dựng các bản đồ chuyên đề phục vụ nghiên cứu, đánh giá về tổ chức, cấu trúc hệ sinh thái, hỗ trợ quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Đây là một công việc không mới đối với Viện STNĐ nhiều năm qua, tuy nhiên với sự tăng cường về số lượng chuyên gia Nga trong lĩnh vực hợp tác này nên một số phương pháp phục vụ nghiên cứu đã có sự đổi mới.

Đến nay, việc thu thập dữ liệu bề mặt đất từ các thiết bị cảm ứng trên các thiết bị bay (có người lái) đã được tin tưởng, mặc dù các giải pháp không gian và thời gian của dữ liệu thường không phù hợp với các cuộc điều tra sinh thái ở quy mô địa phương (ví dụ dữ liệu bề mặt đất sau lũ quét 1-2 tiếng cần cập nhật ngay thông tin để nghiên cứu về quy mô và cấu trúc trượt lở, hướng trượt, tốc độ trượt…).

UAV  hoạt động ngoài thực địa

Đổi mới công nghệ gần đây dẫn đến sự bùng nổ các phương tiện trên không. UAV – máy bay được điều khiển từ xa là một ví dụ.

UAV cung cấp cho các nhà sinh thái học những cơ hội mới cho phép đo đạc trong một quy mô thích hợp các dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu sinh thái, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đặc biệt giúp ích cho công tác giám sát tai biến thiên nhiên (trước và sau lũ, trượt lở đất, xâm nhập mặn, khai thác khoáng sản…).

Thu nhận ảnh bằng thiết bị bay UAV (chuyến công tác tại VQG BiDoup, 2018)

Đối với Viện Sinh thái và các vấn đề tiến hóa (LB Nga), cùng với công nghệ UAV, công nghệ viễn thám cũng đang có tiềm năng được sử dụng hiệu quả trong điều tra, giám sát và phát hiện các loài động thực vật quý hiếm (như giám sát sinh cảnh của động vật móng guốc nhằm phát hiện tuyến di chuyển theo các mùa), đánh giá sinh khối rừng để dự đoán xu thế biến động của lượng phát thải CO2, ngoài ra còn giúp ích cho nông nghiệp trong việc cung cấp các dữ liệu về không gian và thời gian của thảm thực vật nông nghiệp ở quy mô địa phương…Như vậy, chỉ với một công nghệ nhưng có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đã và đang trở thành công nghệ ứng dụng phục vụ đa ngành.

Công tác điều tra khảo sát thực địa tại Cát Tiên, 2018

Bài và ảnh: ThS.Phạm Mai Phương/Viện STNĐ