<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

12 loài nấm mới cho khoa học là kết quả nghiên cứu nổi bật của đề tài E1.5 năm 2023

16/01/2024

Năm 2023, trong khuôn khổ nội dung thực hiện đề tài thuộc Chương trình Nghiên cứu khoa học và công nghệ được Uỷ ban phối hợp về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phê duyệt, mã số E-1.5 “Đa dạng phân loại và sinh thái hệ nấm rừng nhiệt đới Việt Nam”, nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học Việt Nam và Nga đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực địa tại các Vườn Quốc gia: Phước Bình (tỉnh Ninh Thuận), Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận), Tà Đùng (tỉnh Đắk Nông), Biduop - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) và các khu bảo tồn thiên nhiên: Sơn Trà (thành phố Đà Nẵng), Kon Chư Răng (tỉnh Gia Lai), các khu vực rừng thuộc huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình).

Điều tra thực địa được thực hiện theo phương pháp thu mẫu theo tuyến bằng cách ghi nhận và thu thập các quả thể nấm trong các quần xã thực vật khác nhau và trên các chất nền khác nhau trong các kiểu rừng chính, bao gồm: rừng lá rộng và hỗn giao núi thấp, núi trung bình và núi cao, quần xã thứ sinh chủ yếu là rừng trồng tre, chuối và thông. Khi thu thập, các thông tin cần thiết liên quan đến loài đã được ghi lại trong quá trình thu thập mẫu (Sinh cảnh, giá thể, toạ độ, độ cao, các đặc điểm hình thái điển hình...). Các mẫu nấm, cây ký chủ và nấm nhầy đã thu thập được chụp ảnh tại hiện trường, sấy khô bằng máy sấy điện, silica gel hoặc máy ép tiêu bản (đối với mẫu lá bệnh do vi nấm gây nên) và bảo quản trong túi zip hoặc túi giấy.

Thành phần loài của nấm nhầy được xác định bằng phương pháp thu mẫu theo tuyến, bằng cách đếm và thu thập các quả thể nấm trong các quần xã thực vật khác nhau và trên các chất nền khác nhau, bao gồm gỗ mục, đất và rác mùn.

Tổng cộng có hơn 1300 mẫu tiêu bản nấm và sinh vật nguyên sinh giống nấm đã được thu thập. Mẫu vật tiêu bản thu thập được sẽ được xử lý bởi các chuyên gia từ Phòng thí nghiệm Hệ thống và Địa lý Nấm của Viện Thực vật mang tên V.L. Komarov RAS và Phòng thí nghiệm của Viện Sinh thái nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.

Kết quả nổi bật mà nhóm nghiên cứu thuộc đề tài E-1.5 đạt được trong năm 2023: đã mô tả 12 loài mới cho khoa học dựa vào các đặc điểm hình thái hiển vi, siêu hiển vi và so sánh chúng với các loài tương tự dựa trên phân tích di truyền phân tử và phân tích hình thái. Bao gồm 4 loài nấm thuộc họ Pluteaceae (Pluteus conformis, P. lucidus, P. chrysaegis, P. ornatus), 4 loài thuộc họ Entolomataceae (Entoloma cycneum, E. peristerinum, E. tadungense, E. dichroides), 3 loài thuộc họ Agaricaceae (Micropsalliota appendiculata, M. inflata, M. suricatoides) và 1 loài nấm nhầy Diachea racemose.

Quả thể nấm Pluteus conformis.

Quả thể nấm Pluteus ornatus.

Quả thể nấm Pluteus lucidus.

Quả thể nấm Pluteus chrysaegis.

Quả thể nấm Entoloma cycneum.

Quả thể nấm Entoloma peristerinum.

Quả thể nấm Entoloma tadungense.

Quả thể nấm Entoloma dichroides.

Quả thể nấm Micropsalliota appendiculata.

Quả thể nấm Micropsalliota inflata.

Quả thể nấm Micropsalliota suricatoides.

Nấm nhầy Diachea racemosa.

Tin bài: TS. Phạm Thị Hà Giang - Viện Sinh thái nhiệt đới