TextBody

Lễ ký biên bản Phiên họp toàn thể lần thứ nhất Ủy ban Phối hợp về Trung tâm Nhiệt đới Việt- Xô (15/12/1987)

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Nhiệt đới hỗn hợp Việt - Nga (gọi tắt là Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga) (trước đây là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Thử nghiệm Nhiệt đới hỗn hợp Việt - Xô) được thành lập theo Nghị định số 25/HĐBT ngày 07/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN) Việt Nam trên cơ sở Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết trong việc hợp tác xây dựng công trình đặc biệt trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam ký ngày 07 tháng 3 năm 1987. Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga có quy chế hoạt động của một tổ chức khoa học (khoa học - công nghệ) hợp tác cấp liên Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, hoạt động phù hợp với luật pháp nước CHXHCN Việt Nam, Hiệp định, các Nghị định thư, cũng như các Điều ước quốc tế khác có hiệu lực trong mối quan hệ giữa hai nhà nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga.

Lễ ký Nghị định thư bổ sung Hiệp định về Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga giữa Thứ trưởng BQP Việt Nam Bế Xuân Trường và Thứ trưởng thứ nhất Bộ KH&ĐH Nga G.V Trubnikov (7/9/2018)

Từ khi thành lập đến nay, hai Chính phủ Việt Nam – Liên Xô (sau này là Liên bang Nga) đã 04 lần ký Nghị định thư bổ sung Hiệp định vào các năm 1989, 1993, 2004 và 2018. Theo Nghị định thư bổ sung ký ngày 11/11/1993, Liên bang Nga kế thừa Liên Xô trong việc thực hiện các trách nhiệm ghi trong Hiệp định ký ngày 07/3/1987, đổi tên Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Thử nghiệm Nhiệt đới hỗn hợp Việt - Xô thành Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ hỗn hợp Nhiệt đới Việt- Nga.

Cơ quan chủ quản của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga: Về phía Việt Nam là Bộ Quốc phòng; Về phía Nga là Bộ Khoa học và Đại học LB Nga. Lãnh đạo hoạt động hỗn hợp Việt - Nga của Trung tâm là Ủy ban Phối hợp về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, gồm Phân ban Việt Nam và Phân ban Nga. Tham gia Phân ban Việt Nam có đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và một số cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng. Tham gia Phân ban Nga có đại diện Bộ Khoa học và Đại học LB Nga, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Bộ Ngoại giao..và các cơ quan, tổ chức khác tương ứng.

Ban Lãnh đạo

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến

Chủ tịch Phân ban Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến

Mogilevsky Konstantin Ilyich

Chủ tịch Phân ban Nga
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Đại học Nga

Mogilevsky Konstantin Ilyich

Thiếu tướng Đặng Hồng Triển

Tổng giám đốc

Thiếu tướng Đặng Hồng Triển

TSKH. Andrey Nikolaievich Kuznetsov

Tổng giám đốc phía Nga

TSKH. Andrey Nikolaievich Kuznetsov

Đại tá Nguyễn Khắc Thăng

Phó Tổng Giám đốc

Đại tá Nguyễn Khắc Thăng

Đại tá Phạm Duy Nam

Phó Tổng Giám đốc

Đại tá Phạm Duy Nam

Đại tá Đặng Đình Chính

Phó Tổng Giám đốc

Đại tá Đặng Đình Chính

Đại tá Nguyễn Phi Long

Phó Tổng Giám đốc

Đại tá Nguyễn Phi Long

trung tâm nhiệt đới

Chức năng, nhiệm vụ

- Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực Vật liệu học nhiệt đới, Sinh thái nhiệt đới và Y sinh nhiệt đới nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết của hai nước;

- Triển khai thực tế và hỗ trợ ứng dụng các giải pháp sáng tạo và công nghệ tiên tiến tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga;

- Điều phối và hỗ trợ hợp tác giữa các tổ chức Việt Nam và Nga giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Đào tạo các chuyên gia Việt Nam và Nga, trong đó có huấn luyện và nâng cao trình độ;

- Tham gia thực hiện các chương trình và dự án hợp tác song phương giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga;

- Hợp tác khoa học - công nghệ với các tổ chức của nước thứ ba và tham gia các dự án quốc tế phù hợp với lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga.

Cơ cấu tổ chức

Thành tựu

Thành tựu

Sau hơn 36 năm xây dựng và thực hiện nhiệm vụ, TTNĐ Việt - Nga đã trở thành tổ chức khoa học và công nghệ đa ngành về nhiệt đới có vị thế, uy tín chuyên môn được khẳng định ở Việt Nam, Nga và quốc tế. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của Trung tâm đã đóng góp tích cực cho các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và kinh tế - xã hội của đất nước. Định hướng ưu tiên phục vụ quốc phòng - an ninh trong hoạt động KH&CN của Trung tâm thể hiện ngày càng rõ. Tổ chức, biên chế và cơ sở vật chất kỹ thuật của Trung tâm đã được xây dựng đồng bộ, có quy mô phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ nhiệt đới. Đội ngũ cán bộ khoa học Việt Nam được củng cố và tích lũy kinh nghiệm công tác trong môi trường hợp tác quốc tế về KH&CN, hình thành một số tập thể khoa học mạnh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga là cầu nối về KH&CN giữa Việt Nam và Nga, có mối quan hệ công việc đã qua thử thách với nhiều tổ chức KH&CN và chuyên gia Nga. Đã chủ động phát triển quan hệ với các đối tác ngoài Nga, là điều kiện để phát triển hợp tác quốc tế sâu, rộng và hiệu quả hơn trong thời gian tới. Với những thành quả đạt được, Trung tâm đã đóng góp tích cực vào việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và LB Nga.

Xem thêm