Ảnh hưởng của căng thẳng đến hệ thống tim mạch và hệ thống thần kinh tự chủ của quân nhân trong các mô hình mô phỏng chiến đấu (một nghiên cứu tóm tắt của các nghiên cứu khác)
01/02/2024lvaro Bustamante-Sanchez1, Jose Francisco Tornero - Aguilera1,2
Valentın E. Fernandez-Elıas1; Alberto J. Hormeno-Holgado1,2, Athanasios A. Dalamitros3 and Vicente Javier Clemente-Suarez1,2,4
1.Trường Đại học Europea de Madrid, Khoa Khoa học Thể thao, Thành phố Madrid, Tây Ban Nha
2. Trung tâm Nghiên cứu Chiến đấu Ứng dụng (CESCA), Thành phố Toledo, Tây Ban Nha
3. Phòng thí nghiệm đánh giá Hiệu quả Sinh học Con người, Trường giáo dục thể chất và khoa học thể thao, Đại học Aristotle of essaloniki, Hy Lạp
4. Nhóm điều tra văn hóa -giáo dục Sociedad, Trường Đại học Costa, Thành phố Barranquilla, Colombia
Tên bài báo gốc: Effect of Stress on Autonomic and Cardiovascular Systems in Military Population: A Systematic Review
Cardiology Research and Practice Volume 2020, Article ID 7986249, 9 pages
https://doi.org/10.1155/2020/7986249
Nhóm dịch thuật: Nguyễn Hồng Quang, Lê Văn Quang, Bùi Thị Hương
Phòng Thích nghi và Y học quân sự/ Viện Y sinh Nhiệt đới
TÓM TẮT
Căng thẳng được điều hòa bởi hệ thống thần kinh tự chủ, làm tăng hoạt động của hệ thống điều hòa giao cảm khi nhận thấy các mối đe dọa xảy ra. Một đáp ứng đa yếu tố thường dẫn đến những thay đổi có ý nghĩa về hành vi và thay đổi đáng kể về cân bằng nội môi cũng như trạng thái thể chất và tâm lý của người bệnh. Hơn nữa, căng thẳng là một đáp ứng về cảm xúc, cái mà có thể dẫn đến sự đối lập về tâm lý xã hội và tâm sinh lý. Đối với các lượng lượng bộ đội đặc thù, các hoạt động quân sự và các hoạt động liên quan đến chiến đấu là những yếu tố quan trọng gây nên tình trạng căng thẳng (bao gồm: căng thẳng cấp tính và mãn tính ở binh sĩ), điều đó ảnh hưởng đến hiệu suất lao động và sức khỏe của họ. Một nghiên cứu hồi cứu thư mục được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2019, tập trung vào các nghiên cứu gần đây (2013 - 2019), những nghiên cứu này phân tích về đáp ứng tâm sinh lý, căng thẳng, điều hòa căng thẳng, nhịp tim, sự biến thiên nhịp tim và rối loạn căng thẳng sau chấn thương trong quân nhân. Trong các lực lượng, kinh nghiệm và quá trình huấn luyện là yếu tố quan trọng cho việc điều hòa căng thẳng mãn tính về bệnh lý và hoạt động tim mạch. Tập thể dục, âm nhạc được kết hợp với công nghệ nhịp song âm, luyện tập nhịp điệu vận động cảm giác hai chiều, phản hồi sinh học biến đổi nhịp tim và kích thích dây thần kinh phế vị xuyên da là những kỹ thuật chính được áp dụng để cân bằng cảm xúc và phục hồi cân bằng nội môi cho cơ thể người bệnh. Từ các quân nhân thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây căng thẳng, đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong các hoạt động quân sự, cùng với các kỹ thuật phát triển để cân bằng cảm xúc, là ứng dụng thực tế chính trong lĩnh vực nghiên cứu này để hỗ trợ các quân nhân tự cân bằng hệ thống thần kinh tự chủ và tim mạch.
1. GIỚI THIỆU
Căng thẳng là một đáp ứng đa yếu tố dẫn đến những thay đổi có ý nghĩa về hành vi và thay đổi đáng kể về cân bằng nội môi cũng như trạng thái thể chất và tâm lý của người bệnh. Đáp ứng với căng thẳng được điều chỉnh bởi hệ thống thần kinh tự chủ: hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động tăng lên khi nhận ra mối đe dọa và gây ra sự gia tăng các phản ứng sinh lý (nhịp tim, huyết áp, tần số thở, mức đường huyết, v.v.). Khi các yếu tố gây căng thẳng biến mất, hệ thống thần kinh phó giao cảm hoạt động tăng lên nhằm đưa vật chủ về trạng thái cân bằng nội môi [1]. Căng thẳng đã trở thành một thách thức đối với con người vì những tác động tiêu cực về tâm sinh lý của nó [2], thường liên quan đến các bệnh tim mạch [3]. Sự kích hoạt liên tục hệ thần kinh giao cảm tự chủ có thể gây ra các bệnh cấp tính về tim mạch và tăng huyết áp [4].
Rối loạn lo âu hậu chấn thương (PTSD) là một trong những bệnh căng thẳng mãn tính (stress mãn tính) phổ biến nhất [5], thường xảy ra sau khi triển khai các chiến dịch quân sự và các sự kiện căng thẳng cực độ mà các binh sĩ phải đối mặt. PTSD làm giảm chất lượng cuộc sống bởi trạng thái phản ứng chiến-hay-chạy (hyperarousal state) ảnh hưởng đến quá trình điều hòa tự động của hệ thống thần kinh điều hòa tự chủ. Trên thực tế, PTSD có liên quan đến tỷ lệ tử vong do bệnh tim ở những cựu chiến binh, những người không mắc bệnh tim ở thời điểm ban đầu [6]. Căng thẳng nên được đào tạo và theo dõi trong quá trình diễn tập quân sự: nhịp tim (HR) là một trong những chỉ số được sử dụng nhiều nhất để đo đáp ứng với căng thẳng, mặc dù độ biến thiên nhịp tim (HRV) (sự biến thiên thời gian giữa các sóng R của điện tâm đồ hoặc các khoảng thời gian RR) là nhạy cảm hơn với những thay đổi điều hòa tự chủ của tim [7].
Đã có các nghiên cứu tổng hợp có hệ thống về PTSD giữa các quân nhân và cựu quân nhân, nhưng cho đến nay không có đánh giá tổng hợp có hệ thống về stress cấp tính và mãn tính của quân nhân, và ảnh hưởng của nó đối với hệ thống tim mạch và hệ thống thần kinh tự chủ. Vì vậy, chúng tôi đề xuất nghiên cứu hiện tại với mục tiêu phân tích ảnh hưởng của stress cấp tính, mãn tính và phương pháp điều hòa căng thẳng của binh lính đối với hệ thống tim mạch và hệ thống thần kinh tự chủ của họ.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2019. Các tài liệu dẫn chứng được sử dụng đã được đăng trên các nguồn cơ sở dữ liệu điện tử như Web of Science, EBSCOHost, SCOPUS và PubMed xuất bản từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 5 năm 2019 được sử dụng trong nghiên cứu này. Các từ khóa được sử dụng cho tìm kiếm như sau: “nhịp tim”, “biến thiên nhịp tim”, “hệ thống điều hòa tự chủ ”, “căng thẳng”, “quân sự”, “chiến đấu”, “ binh sĩ ”, “PTSD” và “Lực lượng vũ trang”.
2.2. Tiêu chí lựa chọn
Tiêu chí đưa vào để nghiên cứu như sau: (1) các nghiên cứu về đáp ứng tâm sinh lý, căng thẳng, điều hòa căng thẳng, nhịp tim, sự biến thiên nhịp tim và PTSD; (2) các nghiên cứu tập trung vào các đối tượng nghiên cứu là quân nhân tiếp xúc với các tình huống căng thẳng; (3) các nghiên cứu được công bố từ năm 2013 đến năm 2019; (4) các nghiên cứu được xuất bản bằng tiếng Anh; (5) thiết kế của các nghiên cứu đáp ứng mức độ 2 (nghiên cứu thuần tập tiền cứu và nghiên cứu hồi cứu), theo hướng dẫn chấm điểm của tạp chí The Journal of Bone and Joint Surgery [8].
2.3. Kết quả lựa chọn
Tổng cộng 959 bài báo đã được truy xuất từ các thư mục ở trên, 433 bài báo đã bị xóa sau các tiêu chí đưa vào giai đoạn xuất bản. 81 bài báo đã bị loại bỏ vì trùng lặp, và 422 bài báo đã bị từ chối sau khi xem xét các tiêu đề và bản tóm tắt của bài báo. 23 bài báo cuối cùng đã được đọc để được coi là phù hợp với các tiêu chí lựa chọn và thích hợp để đánh giá mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi.
2.4. Tiêu trí loại trừ
Tiêu chí loại trừ như sau: (1) các bài báo, luận án Tiến sĩ, kỷ yếu hội nghị, tóm tắt, các nghiên cứu và sách chưa được xuất bản, các trường hợp nghiên cứu và các bài báo không phải bằng tiếng Anh.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Định nghĩa chung về "căng thẳng" trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào các tình huống nguy kịch cấp tính như xử lý các tình huống trong chiến đấu hoặc nhảy dù trong quá trình chiến đấu và huấn luyện bằng mô hình mô phỏng chiến đấu. Não bộ với tư cách là hệ thống thần kinh trung ương điều hòa căng thẳng. Nó nhận thức được điều gì đang đe dọa đến sự tồn tại của cơ thể, cũng như đưa ra các quyết định đáp ứng về hành vi và đáp ứng về sinh lý đối với các tác nhân gây căng thẳng, dẫn đến sự thích nghi (tức là “trạng thái cân bằng”) nhưng nó cũng góp phần vào sinh ra bệnh (“trạng thái tải trọng tĩnh/quá tải”) khi được sử dụng quá mức và bị rối loạn điều tiết [9]. Do đó, khi tác nhân gây căng thẳng tiếp tục ảnh hưởng đến phản ứng tâm sinh lý theo thời gian, đáp ứng căng thẳng sẽ trở thành mãn tính.
3.1. Đáp ứng căng thẳng của quân nhân
Liên quan tới các hoạt động quân sự và quá trình huấn luyện mô hình mô phỏng huấn luyện chiến đấu là những yếu tố gây căng thẳng quan trọng ảnh hưởng đến stress mãn tính ở binh sĩ, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động, sự toàn vẹn về thể chất và sức khỏe của binh sĩ.
Lính nhảy dù là một lực lượng chịu nhiều áp lực của việc nhảy dù và chiến đấu. Liên quan đến việc nhảy dù, có hai nghiên cứu phân tích tác động của stress mãn tính đối với lính nhảy dù có kinh nghiệm và người mới vào nghề. Trong nghiên cứu đầu tiên, đáp ứng tâm sinh lý và các kỹ năng vận động riêng biệt của 17 binh lính mới và 23 chiến binh lão luyện trước và sau khi nhảy dù chiến đấu chiến thuật đã được phân tích [10]. Họ phát hiện thấy sự gia tăng hơn 1,7% về nhịp tim, 38,7% về cortisol trong nước bọt, 52,5% về enzym creatine và 188,9% về lactate ở lính nhảy dù mới so với những lính dù chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong cả hai đối tượng, các kỹ năng vận động an toàn và hiệu suất hoạt động của cơ bắp đều bị ảnh hưởng. Trong nghiên cứu thứ hai, được thực hiện bởi cùng một nhóm nghiên cứu, đáp ứng tâm sinh lý của 11 tuyển thủ dù thể thao, 8 tuyển thủ nhảy dù chiến thuật thủ công, và 4 phi công cùng 4 hành khách nhảy dù lượn. Trong trường hợp này, chỉ có 4 hành khách nhảy dù lượn là người mới nhảy dù, những lính dù còn đều lại có kinh nghiệm nhảy dù hơn 30 lần. Các tác giả nhận thấy rằng 4 hành khách nhảy dù lượn có đáp ứng căng thẳng về tâm sinh lý trước và sau khi nhảy dù cao hơn những người đã từng có kinh nghiệm nhảy dù. Ngoài ra, 4 hành khách nhảy dù lượn có cảm giác lo âu khi chờ đợi ở mức độ cao trước khi nhảy, nhưng nó đã giảm đi sau khi nhảy [11]. Trong trường hợp nhảy dù, dường như kinh nghiệm đã hỗ trợ cho quá trình điều chỉnh stress mãn tính, làm giảm lo lâu chờ đợi và giảm hoạt động tim mạch trong quá trình xử lý nhiệm vụ, mặc dù nó không đưa đến hiệu suất hoạt động cụ thể nào.
Các đơn vị bộ binh và các lực lượng mặt đất khác thường sử dụng mô hình chiến đấu mô phỏng để huấn luyện cho các tình huống thực chiến. Trong phương pháp này: các hệ thống hoạt động mới, chiến đấu cận chiến, hoạt động dưới lòng đất, chiến đấu trong đô thị, tác chiến không đối xứng, được định nghĩa là các tình huống chiến đấu căng thẳng trong đó có một số lượng lớn các mối đe dọa không kiểm soát được (khu vực đô thị, sự hiện diện của dân thường trên chiến trường, và chiến trường phi cấu trúc và không xác định [12]). Tiếp xúc thường xuyên với loại tác nhân gây căng thẳng này có thể khiến binh lính mắc PTSD hoặc các bệnh khác. Ảnh hưởng của stress mãn tính đối với hiệu quả hoạt động của binh lính đã được nghiên cứu so với những binh lính không trực tiếp tham gia các tình huống chiến đấu đó. Ảnh hưởng của căng thẳng trong chiến đấu đối với đáp ứng tâm sinh lý và hiệu suất thực hiện nhiệm vụ của binh lính bộ binh tinh nhuệ và binh lính không chuyên đã được phân tích trong phạm vi một cuộc chiến chiến thuật trong khu vực đô thị [13]. Họ phát hiện ra rằng những người lính tinh nhuệ có nồng độ lactate thấp hơn có ý nghĩa thống kê sau khi chiến đấu so với những người lính không chuyên (3,8 ± 1,5 so với 6,6 ± 1,3 mmol/L). Những người lính không chuyên có nhịp tim trước và sau khi tham gia mô hình mô phỏng chiến đấu cao hơn so với những người lính tinh nhuệ (lần lượt là 82,9 ± 12,3 so với 64,4 ± 11 bpm, binh lính không chuyên và binh lính tinh nhuệ trước chiến đấu, tương ứng; và 93,0 ± 12,8 so với 88 ± 13,8 bpm, binh lính không chuyên và binh lính tinh nhuệ sau chiến đấu, tương ứng). Ngoài ra, những người lính tinh nhuệ thể hiện sức mạnh cơ bắp trước và sau khi tham gia mô hình mô phỏng chiến đấu đều cao hơn so với những binh lính không chuyên. Tuy nhiên, sự hoạt động của vỏ não không bị thay đổi đáng kể ở bất kỳ nhóm nghiên cứu nào. Trong một nghiên cứu tiếp theo, ảnh hưởng của căng thẳng trong chiến đấu đối với khả năng chú ý và ghi nhớ của những binh lính bộ binh có kinh nghiệm và binh lính không có kinh nghiệm trong chiến đấu trong khu vực đô thị đã được phân tích [14]. Họ nhận thấy sự gia tăng đáng kể trong miền tần số thấp và sự giảm đáng kể trong miền tần số cao của biến thiên nhịp tim ở những người lính có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu. Ngoài ra, họ phát hiện ra rằng những người có kinh nghiệm có các chỉ số với giá trị thấp hơn có ý nghĩa thống kê bao gồm: lactate trong máu; đường huyết; độ bão hòa oxy trong máu; kết quả đánh giá mức độ gắng sức, nhịp tim, sự rối loạn nhận thức và rối loạn triệu chứng cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng khảo sát bằng bảng câu hỏi cho thấy những người lính có kinh nghiệm có những tác động tiêu cực cao hơn đến khả năng ghi nhớ với các nguyên nhân dường như có liên quan đến ảnh hưởng tiêu cực của stress mãn tính.
Quá trình kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm trước và trong khi chiến đấu cũng được nhận thấy trong quá trình mô phỏng tác chiến đô thị khi so sánh lính bộ binh hạng nhẹ [15] có nhiều kinh nghiệm hơn trong chiến đấu so với lính bộ binh hạng nặng, những người ít quen với việc đánh cận chiến. Hơn nữa, ở bộ binh hạng nhẹ cho thấy các phản ứng về trao đổi chất, tim mạch và lo âu trước và sau khi mô phỏng chiến đấu thấp hơn bộ binh hạng nặng. Tuy nhiên, kỹ năng vận động tinh nhuệ được đo bằng thời gian tiếp đạn vào băng đạn súng lục là tương tự ở cả hai nhóm trước (39,25 ± 7,62 và 35,38 ± 8,19 giây đối với bộ binh hạng nhẹ và hạng nặng) và sau khi chiến đấu (31,58 ± 5,12 và 28,79 ± 4,77 giây đối với bộ binh hạng nhẹ và hạng nặng, tương ứng). Khi so sánh những người lính tinh nhuệ với những người lính không chuyên trong chiến đấu cận chiến [15], những nghiên cứu tương tự đã phát hiện ra rằng các phản ứng trao đổi chất, tim mạch và lo âu cao hơn ở những người lính không chuyên điều này cho thấy sự mất mát đáng kể trong kỹ năng vận động sau khi diễn tập chiến đấu (−8,34% so với −11,23% thay đổi trong thời gian thay đạn của súng của nhóm tinh nhuệ và nhóm không chuyên). Những khác biệt này giữa các nghiên cứu có thể dựa trên sự huấn luyện và kinh nghiệm của lính bộ binh hạng nặng nhiều hơn so với binh lính không chuyên mặc dù có sự khác biệt về tính đặc thù của nhiệm vụ. Cuối cùng, một nghiên cứu so sánh đáp ứng tâm sinh lý và khả năng ghi nhớ của binh lính và dân thường có kinh nghiệm trong quá trình mô phỏng tác chiến dưới lòng đất, với sự can thiệp của hệ thống nhìn ban đêm được sử dụng hoặc không sử dụng, và tình huống hỏa hoạn xảy ra trước hoặc không xảy ra, cho thấy rằng, trước khi tham gia mô hình mô phỏng chiến đấu, khả năng điều hòa của hệ thống thần kinh tự chủ của binh lính lớn hơn so với dân thường và tất cả các nhóm đều tăng đáp ứng tâm sinh lý, suy giảm trí nhớ và thời gian nhận thức của họ sau khi tham gia mô hình mô phỏng [16]. Tuy nhiên, nhóm chứng dân thường đưa ra số câu trả lời sai cao hơn khi trả lời bảng câu hỏi gợi trí nhớ tiền nhiệm vụ (73% so với 47,5 và 65 so với 57,8% đối với nhóm binh sĩ). Do đó, dường như kinh nghiệm giúp các binh lính hướng tới sự tự tin và sẵn sàng tốt hơn mặc dù ảnh hưởng của stress mãn tính làm tăng phản ứng trao đổi chất, tim mạch và lo âu cao hơn trước khi tham gia chiến đấu. Hoạt động này dường như dẫn đến một kỹ năng vận động tốt hơn. Tuy nhiên, mức độ tự tin và sẵn sàng cao hơn này không giúp các binh lính hoạt động hiệu quả hơn về thể chất so với dân thường.
Một số nghiên cứu đã phân tích phản ứng căng thẳng, chủ yếu thông qua bảng câu hỏi, nhịp tim (HR) hoặc sự biến thiên nhịp tim (HRV) trong quân nhân. Trong tất cả các trường hợp, các chỉ số HR và/hoặc HRV đã được đưa vào để đánh giá mức độ căng thẳng. Hầu hết, sử dụng nam giới là đối tượng nghiên cứu, mặc dù trong ba trường hợp [14, 16, 17] binh sĩ nữ cũng được khảo sát. Phương pháp chuẩn hóa sử dụng phần mềm chuyên biệt phân tích chỉ số HRV được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu. Trong phần lớn các nghiên cứu được chọn, đáp ứng với căng thẳng được khảo sát trong các chiến dịch hoạt động trên bộ là chủ yếu, ngoại trừ một nghiên cứu tập trung vào các phi công quân sự (trong nghiên cứu này chỉ số HR và chỉ số căng thẳng của phi công quân sự tăng lên sau khi các phi công tham gia diễn tập bằng máy bay phản lực [18]) và bốn nghiên cứu về binh lính nhảy dù [10, 11, 19, 20].
Nói chung, các nhà nghiên cứu quan tâm đến việc phân tích các đáp ứng căng thẳng cấp tính theo các mức độ chuyên môn khác nhau [10, 11, 13, 16]. Kết quả của một trong những nghiên cứu này cho thấy nhịp tim tăng lên sau khi nhảy dù ở cả các binh lính không chuyên và binh lính có kinh nghiệm, mặc dù phản ứng tâm sinh lý cao hơn ở nhóm ít kinh nghiệm hơn, đây là những người ít tự tin hơn và lo lắng nhiều hơn cùng với nồng độ lactate trong máu cao hơn [10]. Không có sự khác biệt khi kiểm tra các phương thức nhảy dù, giữa nhảy dù thể thao, nhảy dù chiến thuật, phi công dù lượn và hành khách nhảy dù lượn. Nhưng khi xem xét trên phương diện kinh nghiệm của người nhảy dù thì những người ít kinh nghiệm hơn có đáp ứng tâm sinh lý cao hơn và mức độ lo lắng trước khi nhảy cao hơn [11]. Các mô hình chiến đấu dưới mặt đất cũng tạo ra các đáp ứng căng thẳng (lactate trong máu, độ bão hòa oxy trong máu, sức bền của nhận thức, nhịp tim, sự lo lắng về nhận thức và lo lắng tự chủ, và điều hòa hệ thần kinh giao cảm) ở những người lính có các điều kiện nghiên cứu khác nhau về tầm nhìn ban đêm và thiết bị sử dụng. Nhưng các ảnh hưởng tiêu cực đến bộ nhớ được kiểm soát bởi kinh nghiệm trước đó [16]. Căng thẳng trong chiến đấu cũng được nghiên cứu so sánh giữa những binh lính tinh nhuệ và không tinh nhuệ, với giá trị nhịp tim cao hơn đối với binh lính không tinh nhuệ ở cả hai trạng thái trước và sau khi tham gia chiến đấu, nhưng giá trị hoạt động của vỏ não là tương tự ở cả 2 nhóm binh lính tinh nhuệ và không tinh nhuệ [13].
Các nghiên cứu này cũng tập trung nghiên cứu các đơn vị có nền tảng đào tạo khác nhau [14, 15, 21]. Một trong những nghiên cứu này, tình trạng thiếu oxy gây ra các hoạt động nhận thức khác nhau đối với các bài tập, phụ thuộc vào loại máy bay phi công vận hành (phi công vận tải, phi công lái máy bay chiến đấu, phi công trực thăng và phi công vận tải). Mặc dù nhịp tim tăng do độ bão hòa ôxy máu thấp hơn, nhưng tình trạng thiếu ôxy máu không khác nhau giữa các nhóm nghiên cứu (chỉ số HR và HRV không khác nhau khi so sánh các nhóm) [21]. Các đơn vị bộ binh hạng nhẹ và bộ binh hạng nặng đã được nghiên cứu trong mô hình mô phỏng chiến đấu: nền tảng huấn luyện bộ binh hạng nhẹ liên quan đến đáp ứng căng thẳng khác các lực lượng khác với ít lo lắng hơn và giảm căng thẳng về chuyển hóa và tim mạch, cả trước và sau khi diễn tập chiến đấu [15]. Những người lính được huấn luyện cao (5,9 ± 0,8 năm) có đáp ứng căng thẳng thấp hơn so với những người lính được huấn luyện ít hơn (3,9 ± 3 năm), bị suy giảm nhận thức và trí nhớ nhiều hơn và hoạt động sinh lý cao hơn [14].
Trong một số trường hợp, phân tích đơn lẻ từng nghiên cứu [10, 11, 13, 15, 16, 19, 20, 22, 23] bằng việc thu thập dữ liệu được thực hiện trong 3 thời điểm của nhiệm vụ: trước, trong và sau nhiệm vụ. Một trong những nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi và phân tích chỉ số HRV để theo dõi mức độ căng thẳng trong bốn ngày liên tiếp và đã tìm thấy mức độ căng thẳng cao hơn sau một cuộc diễn tập mô phỏng tai nạn hàng không [17]. Liên quan đến các đáp ứng căng thẳng cấp tính trong các thông số đo được, sự giảm chỉ số HRV ở tần số cao và sự gia tăng chỉ số HRV ở tần số thấp đã được xác định [14, 15, 19, 20, 22, 23]. Hơn nữa, những người lính có kinh nghiệm cho thấy giá trị HR thấp hơn trong một số tình huống căng thẳng [10, 13, 16] so với những người đồng đội ít kinh nghiệm hơn của họ, hoặc không có thay đổi đáng kể nào sau khi nhảy dù [11]. Ngược lại, các nghiên cứu bao gồm nhóm đối chứng ghi nhận sự suy giảm đáng kể trong tất cả các chỉ số được đánh giá khi phân tích chỉ số HRV [14].
3.2. Phương pháp điều hòa căng thẳng
Căng thẳng là một đáp ứng về cảm xúc với sự thích ứng chức năng của hệ thống thần kinh tự chủ có thể dẫn đến sự đối nghịch về tâm lý xã hội và tâm sinh lý. Nó có liên quan trực tiếp đến sự rối loạn điều hòa của hệ thần kinh tự chủ, dẫn đến rối loạn cân bằng nội môi của cơ thể và có thể dẫn đến các tình trạng và hội chứng bệnh lý do những thay đổi tâm sinh lý cấp tính hoặc mãn tính. Hiện nay, chúng ta không còn xa lạ với căng thẳng và những ảnh hưởng của nó, nên gần đây, các tác giả đã cố gắng xác định các cơ chế và chương trình can thiệp mới để cải thiện việc điều hòa căng thẳng.
Tập thể dục, khi được thực hành đúng chu kỳ và thường xuyên, có thể điều chỉnh sự cân bằng hoạt động tự chủ của tim bằng cách tăng hoạt động phó giao cảm và giảm hoạt động giao cảm, thúc đẩy chức năng hệ thần kinh tự chủ để đáp ứng nhu cầu của hệ tim mạch. Các tác giả nhận thấy chỉ sau 12 tuần luyện tập đã tăng đáng kể âm phế vị dẫn tới tăng hoạt động phó giao cảm, đây là kết quả của sự can thiệp của các chương trình tập thể dục cường độ cao, và tuy nhiên, sự gia tăng đáng kể hơn và âm phế vị cao nhất đạt được ở 20 tuần sau khi luyện tập [24]. So với các phương thức tập luyện thể chất khác, những phương thức mà khối lượng công việc kéo dài và cường độ cao là những phương thức có lợi hơn đối với hệ thần kinh tự chủ và âm phế vị trong các phương thức thể thao như Judo [25].
Tập thể dục và việc sử dụng công nghệ để điều trị và điều hòa căng thẳng vẫn tiếp tục được mở rộng. Ngoài ra, việc sử dụng âm nhạc cùng với công nghệ nhịp song âm (BBT) với trọng tâm là tần số sóng não theta đã được nghiên cứu, như một công cụ hiệu quả, không xâm lấn, có tiềm năng lớn trong việc giảm và điều hòa căng thẳng. Các đối tượng trong chương trình can thiệp (những người lính được chẩn đoán PTSD) cho thấy tăng hoạt hóa phó giao cảm và giảm phản ứng giao cảm tạo ra sự thư giãn nhiều hơn sau khi sử dụng công nghệ này [26]. Trong một nghiên cứu khác, kích thích âm thanh không xâm lấn ở bệnh nhân PTSD cho thấy cải thiện SDNN, HF, LF, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đồng thời giảm tỷ lệ protein phản ứng C (CRP), angiotensin II thành angiotensin 1-7 và interleukin- 10. Nó dựa trên bản dịch thời gian thực của các tần số não chuyển thành các âm có thể nghe được với cường độ và thời gian thay đổi để hỗ trợ quá trình tự động hiệu chỉnh các dao động thần kinh. Các triệu chứng PTSD, mất ngủ, trầm cảm và lo lắng đã giảm sau chương trình can thiệp 6 tháng [27]. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với việc áp dụng các tín hiệu tâm sinh lý và phản hồi sinh học là ngày rõ ràng hơn.
Huấn luyện nhịp điệu vận động cảm giác hai chiều (SMR) và phản hồi sinh học thay đổi nhịp tim đã được sử dụng, cho phép các đối tượng sau 21 buổi huấn luyện, kiểm soát tần số SMR của họ theo hai chiều, cho thấy những cải thiện đáng kể trong việc quản lý căng thẳng [28]. Tuy nhiên, không có tác dụng đáng kể nào được nhận thấy trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, có thể được giải thích vì luyện tập hai chiều không dẫn đến những thay đổi tế bào thần kinh giống như tập luyện một chiều, do các trường hợp thay đổi liên tục (tức là yêu cầu tăng so với giảm) [28]. Tuy nhiên, các can thiệp khác đơn giản hơn đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng PTSD hoàn toàn với mức độ tuân thủ chương trình cao, như chương trình can thiệp phản hồi sinh học HRV 4 tuần tự kiểm soát [29], hoặc các chương trình can thiệp thư giãn và nhận thức cá nhân, chẳng hạn như sự viên mãn tâm trí, kỹ thuật thở, hoặc sự kết hợp của cả hai phương pháp viên mãn tâm trí và kỹ thuật thở, và ngồi yên tĩnh [30]. Ngoài ra, chương trình PRESIST cũng không xâm lấn và phương pháp dựa trên tổng hợp các nghiên cứu đã đề cập ở trên [31] và bao gồm các tài liệu như: (i) tài liệu giáo dục về kiểm soát căng thẳng trong chiến đấu và huấn luyện, (ii) sao chép đào tạo kỹ năng liên quan đến các bài tập thở tập trung và thư giãn với phản hồi sinh học, (iii) tiếp xúc với môi trường căng thẳng đa phương tiện video để thực hành kiến thức và kỹ năng đã học trong các bước (i) và (ii) nói trên đã cho thấy tác dụng bảo vệ đối với sự phát triển PTSD và điều hòa căng thẳng, do đó đây là một công cụ chiến lược phòng ngừa tiềm năng căng thẳng.
Cuối cùng, các phương pháp khác như kích thích dây thần kinh phế vị xuyên da (tVNS) đã cho thấy những tác động tích cực đáng kể trên các hệ thống điều hòa rối loạn cảm xúc, do đó đã hỗ trợ cải thiện căng thẳng và các triệu chứng PTSD [32] một cách rõ ràng. Trong đó sự thay đổi nhịp tim ở tần số cao trong quy trình bàn nghiêng bắt nguồn từ điện tâm đồ và độ dẫn điện của da thay đổi theo phản ứng của âm thanh trong khi xem hình ảnh cảm xúc, dẫn đến cải thiện khả năng điều hòa đáp ứng tự chủ và đáp ứng với căng thẳng. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ này không phải ai cũng có thể tiếp cận được, do đó các phương pháp tiếp cận đơn giản hơn cho thấy sự cải thiện đáng kể trong việc điều hòa và giảm căng thẳng cũng như các triệu chứng của PTSD [32] được ưu tiên ứng dụng hơn.
4. KẾT LUẬN
Căng thẳng mãn tính hệ thống thần kinh tự chủ và hệ thống tim mạch của binh lính được điều chỉnh bởi kinh nghiệm và quá trình huấn luyện cụ thể trước đó, nhưng mức độ của nó có thể phụ thuộc vào nhiệm vụ được thực hiện (ví dụ: chiến đấu trong đô thị, hay nhảy dù) và vào loại đơn vị (ví dụ: lính dù hoặc bộ binh) và các yếu tố gây căng thẳng cụ thể, những cái mà các binh lính được tiếp xúc.
Tập thể dục, âm nhạc kết hợp với công nghệ nhịp song âm, luyện tập nhịp điệu vận động cảm giác hai chiều, phản hồi sinh học về sự thay đổi nhịp tim và kích thích dây thần kinh phế vị xuyên da là những kỹ thuật chính được áp dụng để điều chỉnh sự cân bằng của hệ thống tự chủ của tim bằng cách tăng hoạt động phó giao cảm, do đó cân bằng căng thẳng và đạt cân bằng nội môi của cơ thể về mức cơ bản.
Thông tin này có thể giúp cải thiện các hướng dẫn đào tạo cho phép các lực lượng quân nhân khác nhau có thể thích ứng tốt hơn với các yếu tố căng thẳng ảnh hưởng đến cả hệ thống thần kinh tự chủ và tim mạch mà những người lính phải đối mặt trong quá trình làm việc của họ. Hơn nữa, thông tin của nghiên cứu này có thể giúp tìm ra các chiến lược khác nhau để giảm căng thẳng sau chấn thương mà những người cựu binh phải đối mặt sau khi họ kết thúc cuộc đời binh nghiệp của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. P. Sánchez-Conde, A. I. Beltrán-Velasco, and V. J. Clemente-Suárez, “Influence of psychological profile in autonomic response of nursing students in their first hospital clinical stays,” Physiology & Behavior, vol. 207, pp. 99–103, 2019.
View at: Publisher Site | Google Scholar
2. G. Matthews, “Multidimensional profiling of task stress states for human factors: a brief review,” Human Factors: The Journal of the Human Factors and Ergonomics Society, vol. 58, no. 6, pp. 801–813, 2016.
View at: Publisher Site | Google Scholar
3. A. Bellido, P. Ruisoto, A. Beltran-Velasco, and V. J. Clemente-Suárez, “State of the art on the use of portable digital devices to assess stress in humans,” Journal of Medical Systems, vol. 42, no. 6, p. 100, 2018.
View at: Publisher Site | Google Scholar
4. M. Esler, “Mental stress and human cardiovascular disease,” Neuroscience & Biobehavioral Reviews, vol. 74, pp. 269–276, 2017.
View at: Publisher Site | Google Scholar
5. M. M. Steenkamp and B. T. Litz, “Psychotherapy for military-related posttraumatic stress disorder: review of the evidence,” Clinical Psychology Review, vol. 33, no. 1, pp. 45–53, 2013.
View at: Publisher Site | Google Scholar
6. J. A. Boscarino, “A prospective study of PTSD and early-age heart disease mortality among Vietnam veterans: implications for surveillance and prevention,” Psychosomatic Medicine, vol. 70, no. 6, pp. 668–676, 2008.
View at: Publisher Site | Google Scholar
7. L. A. Martin, J. A. Doster, J. W. Critelli et al., “The “distressed” personality, coping and cardiovascular risk,” Stress and Health, vol. 27, no. 1, pp. 64–72, 2011.
View at: Publisher Site | Google Scholar
8. J. G. Wright, M. F. Swiontkowski, and J. D. Heckman, “Introducing levels of evidence to the journal,” The Journal of Bone and Joint Surgery-American Volume, vol. 85, no. 1, pp. 1–3, 2003.
View at: Publisher Site | Google Scholar
9. B. S. McEwen, “Neurobiological and systemic effects of chronic stress,” Chronic Stress, vol. 1, pp. 1–11, 2017.
View at: Publisher Site | Google Scholar
10. V. J. Clemente-Suárez, R. de la Vega, J. J. Robles-Pérez, M. Lautenschlaeger, and J. Fernández-Lucas, “Experience modulates the psychophysiological response of airborne warfighters during a tactical combat parachute jump,” International Journal of Psychophysiology, vol. 110, pp. 212–216, 2016.
View at: Publisher Site | Google Scholar
11. V. J. Clemente-Suárez, J. J. Robles-Pérez, and J. Fernández-Lucas, “Psychophysiological response in parachute jumps, the effect of experience and type of jump,” Physiology & Behavior, vol. 179, pp. 178–183, 2017.
View at: Publisher Site | Google Scholar
12. V. J. Clemente-Suárez and J. J. Robles-Pérez, “Mechanical, physical, and physiological analysis of symmetrical and asymmetrical combat,” Journal of Strength and Conditioning Research, vol. 27, no. 9, pp. 2420–2426, 2013.
View at: Publisher Site | Google Scholar
13. J. F. Tornero-Aguilera, J. J. Robles-Pérez, and V. J. Clemente-Suárez, “Effect of combat stress in the psychophysiological response of elite and non-elite soldiers,” Journal of Medical Systems, vol. 41, no. 6, p. 100, 2017.
View at: Publisher Site | Google Scholar
14. J. F. Tornero-Aguilera, J. J. Robles-Pérez, and V. J. Clemente-Suárez, “Use of psychophysiological portable devices to analyse stress response in different experienced soldiers,” Journal of Medical Systems, vol. 42, no. 4, p. 75, 2018.
View at: Publisher Site | Google Scholar
15. J. Sánchez-Molina, J. J. Robles-Pérez, and V. J. Clemente-Suárez, “Assessment of psychophysiological response and specific fine motor skills in combat units,” Journal of Medical Systems, vol. 42, no. 4, p. 67, 2018.
View at: Publisher Site | Google Scholar
16. J. F. Tornero-Aguilera and V. J. Clemente-Suárez, “Effect of experience, equipment and fire actions in psychophysiological response and memory of soldiers in actual underground operations,” International Journal of Psychophysiology, vol. 128, pp. 40–46, 2018.
View at: Publisher Site | Google Scholar
17. A. J. Hormeño-Holgado, M. A. Perez-Martinez, and V. J. Clemente-Suárez, “Psychophysiological response of air mobile protection teams in an air accident manoeuvre,” Physiology & Behavior, vol. 199, pp. 79–83, 2019.
View at: Publisher Site | Google Scholar
18. A. J. Hormeño-Holgado and V. J. Clemente-Suárez, “Effect of different combat jet manoeuvres in the psychophysiological response of professional pilots,” Physiology & Behavior, vol. 208, Article ID 112559, 2019.
View at: Publisher Site | Google Scholar
19. V. J. Clemente-Suárez, J. J. Robles-Pérez, K. Herrera-Mendoza, B. Herrera-Tapias, and J. Fernández-Lucas, “Psychophysiological response and fine motor skills in high-altitude parachute jumps,” High Altitude Medicine & Biology, vol. 18, no. 4, pp. 392–399, 2017.
View at: Publisher Site | Google Scholar
20. V. J. Clemente-Suárez, J. J. Robles-Pérez, and J. Fernández-Lucas, “Psycho-physiological response in an automatic parachute jump,” Journal of Sports Sciences, vol. 35, no. 19, pp. 1872–1878, 2017.
View at: Publisher Site | Google Scholar
21. Á. Bustamante-Sánchez, M. Delgado-Terán, and V. J. Clemente-Suárez, “Psychophysiological response of different aircrew in normobaric hypoxia training,” Ergonomics, vol. 62, no. 2, pp. 277–285, 2019.
View at: Publisher Site | Google Scholar
22. R. Delgado-Moreno, J. J. Robles-Pérez, and V. J. Clemente-Suárez, “Combat stress decreases memory of warfighters in action,” Journal of Medical Systems, vol. 41, no. 8, p. 124, 2017.
View at: Publisher Site | Google Scholar
23. K. R. Gamble, J. M. Vettel, D. J. Patton et al., “Different profiles of decision making and physiology under varying levels of stress in trained military personnel,” International Journal of Psychophysiology, vol. 131, pp. 73–80, 2018.
View at: Publisher Site | Google Scholar
24. C. C. Grant, L. Mongwe, D. C. Janse van Rensburg et al., “The difference between exercise-induced autonomic and fitness changes measured after 12 and 20 weeks of medium-to-high intensity military training,” Journal of Strength and Conditioning Research, vol. 30, no. 9, pp. 2453–2459, 2016.
View at: Publisher Site | Google Scholar
25. B. T. Campos, E. M. Penna, J. G. S. Rodrigues et al., “Influence of autonomic control on the specific intermittent performance of judo athletes,” Journal of Human Kinetics, vol. 64, no. 1, pp. 99–109, 2018.
View at: Publisher Site | Google Scholar
26. M. A. Gantt, S. Dadds, D. S. Burns, D. Glaser, and A. D. Moore, “The effect of binaural beat technology on the cardiovascular stress response in military service members with postdeployment stress,” Journal of Nursing Scholarship, vol. 49, no. 4, pp. 411–420, 2017.
View at: Publisher Site | Google Scholar
27. C. L. Tegeler, L. Gerdes, H. A. Shaltout et al., “Successful use of closed-loop allostatic neurotechnology for post-traumatic stress symptoms in military personnel: self-reported and autonomic improvements,” Military Medical Research, vol. 4, no. 1, p. 38, 2017.
View at: Publisher Site | Google Scholar
28. O. Binsch, E. S. Wilschut, M. Arns, C. Bottenheft, P. J. L. Valk, and E. H. G. J. M. Vermetten, “No effects of successful bidirectional SMR feedback training on objective and subjective sleep in healthy subjects,” Applied Psychophysiology and Biofeedback, vol. 43, no. 1, pp. 37–47, 2018.
View at: Publisher Site | Google Scholar
29. D. L. Schuman and M. O. Killian, “Pilot study of a single session heart rate variability biofeedback intervention on veterans’ posttraumatic stress symptoms,” Applied Psychophysiology and Biofeedback, vol. 44, no. 1, pp. 9–20, 2019.
View at: Publisher Site | Google Scholar
30. H. Wahbeh, E. Goodrich, E. Goy, and B. S. Oken, “Mechanistic pathways of mindfulness meditation in combat veterans with posttraumatic stress disorder,” Journal of Clinical Psychology, vol. 72, no. 4, pp. 365–383, 2016.
View at: Publisher Site | Google Scholar
31. L. Hourani, S. Tueller, P. Kizakevich et al., “Toward preventing post-traumatic stress disorder: development and testing of a pilot predeployment stress inoculation training program,” Military Medicine, vol. 181, no. 9, pp. 1151–1160, 2016.
View at: Publisher Site | Google Scholar
32. D. G. Lamb, E. C. Porges, G. F. Lewis, and J. B. Williamson, “Non-invasive vagal nerve stimulation effects on hyperarousal and autonomic state in patients with posttraumatic stress disorder and history of mild traumatic brain injury: preliminary evidence,” Frontiers in Medicine, vol. 4, pp. 1–9, 2017.
View at: Publisher Site | Google Scholar
Bài viết liên quan
Khoa học & công nghệ