Đa dạng khu hệ nấm Vườn quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đăk Nông

26/10/2022

Vườn Quốc gia Tà Đùng nằm trên địa giới hành chính xã Đăk Som, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông với tổng diện tích tự nhiên 20.937,7ha. Vùng đệm của VQG Tà Đùng có diện tích 24.582,91ha, nằm trên địa bàn 7 xã giáp ranh với VQG, thuộc hai tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng.

Được sự đồng ý của UBND tỉnh Đăk Nông và Ban quản lý VQG Tà Đùng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã cử đoàn cán bộ bao gồm các nhà khoa học Viện Thực vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga và các cán bộ nghiên cứu của Viện Sinh thái nhiệt đới tiến hành khảo sát sinh thái tại VQG Tà Đùng từ ngày 02 tháng 10 đến ngày 22 tháng 10 năm 2022. 

Nghiên cứu được thực hiện ở độ cao từ 600 - 1600 m so với mực nước biển, tại các kiểu rừng hỗn giao, rừng thường xanh và các khu rừng thứ sinh đang trong các giai đoạn phục hồi khác nhau với sự tham gia chủ yếu của tre nứa.

Địa điểm nghiên cứu được chia thành 14 tuyến khảo sát như sau:

• Tuyến số 1: khu rừng bị xáo trộn với sự có mặt của các loài thực vật Lithocarpus sp., Tre nứa chiếm đa số, Calamus sp. ở độ cao từ 745 đến 942 m.

• Tuyến số 2: rừng lá rộng thường xanh với Lithocarpus, Castanopsis, độ cao từ 604 đến 1002 m.

• Tuyến số 3: bán đảo trên hồ Tà Đùng, khu rừng bị xáo trộn với sự tham gia đáng kể của tre nứa ở độ cao từ 600 đến 740 m.

• Tuyến số 4: rừng trồng thông, rừng bị xáo trộn với tre nứa chiếm ưu thế.

• Tuyến số 5: bán đảo trên hồ Tà Đùng, rừng bị xáo trộn với hàm lượng tre đáng kể; khuôn viên làng Bích Khê, một phần của khu rừng phía sau nghĩa trang

• Tuyến số 6: vùng phụ cận của làng Bích Khê, một phần rừng sau nghĩa trang.

• Tuyến số 7: vĩ tuyến đông nam của sườn núi Tà Đùng, đường mòn trên sườn phía đông của M'neun Tchirke ở độ cao lên tới 1600 m.

• Tuyến số 8: vĩ tuyến đông nam sườn núi Tà Đùng, đường mòn trên sườn phía đông nam của Tà Đùng, rừng lá rộng thường xanh với Lithocarpus spp., Quercus sp., Schima sp., Dilleniaceae, Myristicaceae, Thích lá quạt Acer flabellatum, một loài cây mọc đơn lẻ của cây Bạch tùng Dacrycarpus imbricatus ở độ cao lên đến 1600 m.

Hình 1. Tuyến khảo sát 1–6. Vòng tròn màu cam biểu thị vị trí trụ sở của Ban quản lý VQG Tà Đùng.

• Tuyến số 9: vĩ tuyến đông nam của sườn núi Tà Đùng, rừng lá rộng thường xanh với ưu thế các loài Lithocarpus spp., Quercus sp., Schima sp., Dilleniaceae.

• Tuyến số 10: vĩ tuyến đông nam của sườn núi Tà Đùng, rừng lá rộng thường xanh với cây Sồi gân phẳng Quercus kerrii, Schima sp., Thích lá quạt Acer flabellatum ở độ cao lên đến 1450 m.

• Tuyến số 11: vĩ tuyến đông nam sườn núi Tà Đùng, rừng lá rộng thường xanh với sự có mặt của các loài Lithocarpus spp., Quercus sp., Schima sp., Dilleniaceae, Myristicaceae, Thích lá quạt Acer flabellatum, một loài sinh trưởng đơn lẻ của cây Bạch tùng Dacrycarpus imbricatus (lặp lại tuyến số 8) tại độ cao lên đến 1400 m.

• Tuyến số 12: rừng hỗn giao, lá rộng thường xanh với Lithocarpus spp., Quercus sp., Schima sp., Dilleniaceae, Thích lá quạt Acer flabellatum, Docynia sp., Bạch tùng Dacrycarpus imbricatus ở độ cao 1350 m.

• Tuyến số 13: tả ngạn sông D. Teurl Hung, đường mòn từ sông đến chân ngọn núi phía đông nam Yuk Koun Klang lên đến 1000 m.

• Tuyến số 14: Rừng lá rộng thường xanh thứ sinh đại diện các loài thực vật họ Dẻ Fagaceae, họ Dilleniaceae, họ Chè Theaceae với sự tham gia đáng kể của các loại tre nứa, Calamus sp., Rubus sp.

Hình 2: Tuyến khảo sát 7-14.

Kết quả thống kê sơ bộ như sau:

Đã thu thập được khoảng 760 mẫu nấm và sinh vật nguyên sinh dạng nấm, theo ước tính sơ bộ có ít nhất 276 loài nấm lớn và 33 loài nấm nhầy. Trong số các loài được xác định trong Vườn quốc gia Tà Đùng, nhiều loài có khả năng là loài mới cho khoa học. Đối với các loài đã được ghi nhận trước đây ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã bổ sung vị trí phân bố và động thái của chúng theo mùa.

Nấm lớn - Macromycetes

Theo kết quả thu thập được tại VQG Tà Đùng có khoảng 360 mẫu nấm lớn, theo ước tính sơ bộ chúng gao gồm ít nhất 250 loài. Một số loài quý hiếm đã được ghi nhận (Piptoporus cf. roseovinaceus, Geoglossum cf. pumilum, Xylaria compuncta, Dendrosphaera eberhardtii).

Để có được các mẫu cấy tinh khiết, 165 mẫu đã được thu thập, bao gồm agaricoid, aphyllophoroid, gasteroid cũng như các chủng nấm túi. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra rằng, một số mẫu thu thập bị ảnh hưởng bởi côn trùng hoặc đang ở giai đoạn phát triển không sinh sản, hoặc một số bản in bào tử không nảy mầm trên môi trường dinh dưỡng đã sử dụng, điều này không cho phép lấy nuôi cấy từ các mẫu này. Kết quả, theo số liệu sơ bộ, 95 mẫu đã phát hiện dấu hiệu sinh trưởng, trong đó 44 mẫu là nấm aphyllophoroid, 41 mẫu agaricoid, 1 mẫu gasteroid và 7 mẫu nấm túi. Tất cả các mẫu này đều được sàng lọc chuyển vào ống nghiệm để tránh nhiễm bẩn. Một số phát hiện thú vị từ các mẫu được phân lập đó là chúng phát triển tốt trong nuôi cấy thuần túy: Gyrodontium sacchari, Serpula similis Terana coerulea trong số nấm aphyllophoroid, Pleurotus giganteus, Cynema alutacea, Filoboletus calocera, cũng như Crinipellis sp., Micropsaliota sp., Gloeocepentomyce sp., Termitomyces sp. và một số chủng phân lập khác giữa agaricoid, cũng như Cookeina insititiaXylaria compuncta và các loài thuộc họ nấm túi. Tất cả các mẫu quả thể của chúng đã được làm khô và lưu trữ làm vật liệu và mẫu đối chứng cho các mẫu nuôi cấy thu được. Như vậy, từ quá trình nghiên cứu ở Vườn quốc gia Tà Đùng, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ phân lập thành công các macromycetes vào nuôi cấy là hơn 57%, đây là kết quả trung bình của việc bảo tồn ngoại vi đa dạng sinh học các loài nấm lớn trong điều kiện sống và thời tiết thuận lợi.

Nấm ký sinh trên lá

Quá trình khảo sát đã thu thập khoảng 140 mẫu nấm phytopathogenic trên lá cây, theo ước tính sơ bộ, chúng thuộc về ít nhất 90 loài. Hầu hết các mẫu thu thập được (khoảng 110 mẫu) thuộc về nấm gỉ sắt (Pucciniales, Basidiomycota). Nhóm này gây bệnh cho cây nông nghiệp (bệnh gỉ sắt cà phê - Hemileia giantatrix) và các bệnh lý cho cây rừng (các loài thuộc chi Puccinia spp.). Cũng đã tìm thấy các mẫu nấm than đen (Ustilaginomycotina, Basidiomycota), nấm phấn trắng (Erysiphaceae, Ascomycota), nấm clavicipal (Hypocreales, Ascomycota) và nấm sương mai (Peronosporales, Oomycota).

Nấm nhầy - Myxomycetes

Trong quá trình khảo sát tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, 60 mẫu sẽ được sử dụng để phân tích biến đổi gen và 480 mẫu để thiết lập các thí nghiệm với buồng ướt, đã thu thập 206 mẫu thực địa của quả thể myxomycete thuộc ít nhất 30 loài. Sự hình thành bào tử được quan sát rõ nhất đối với các loài ưa xylophilic như Arcyria cinerea (Bull.) Pers., Ceratiomyxa fruticulosa (O.F. Mull.) T. Macbr., Hemitrichia calyculata (Speg.) M.L. Farr., Physarum viride (Bull.) Pers. và Lycogala exiguum Morgan. Physarum javanicum Racib và Didymium sp. thường được ghi nhận nhiều nhất trong môi trường không khí từ phức hợp hình thái của Didymium cf. nigripes. Một loài quý hiếm đối với Việt Nam Fuligo septica (L.) W.H. Wigg., có thể có loài mới từ phức hợp hình thái Perichaena depressa.

Kết quả sơ bộ đã phần nào cho thấy mức độ đa dạng của khu hệ nấm VQG Tà Đùng. Để có được những kết quả bước đầu như vậy, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh, các Sở/ Ban/ Ngành trong tỉnh Đăk Nông và Ban quản lý VQG Tà Đùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn công tác thực hiện tốt nhiệm vụ theo đúng kế hoạch. Qua đây, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga kính đề nghị các quý cơ quan tiếp tục ủng hộ và tạo điều kiện cho đoàn công tác thực hiện các nghiên cứu bổ sung vào các mùa khác nhau trong thời gian tới./.

Một số hình ảnh đa dạng khu hệ nấm VQG Tà Đùng

Rhytidhysteron cf. tectonae

Encoelia helvola

Chlorociboria cf. poutoensis

Cordierites sprucei

Cookeina insititia

Cookeina tricholoma

Balansia claviceps

Mycocitrus sp.

Ophiocordyceps cf. irangiensis

Ophiocordyceps aff. unilateralis

Bolbitius cf. callistus

Cruentomycena cf. viscidocruenta

Geastrum cf. mirabilis

Terana coerulea

Cintractia sp.

Phakopsora pachyrhizi

Physarum sp. 2

Physarum sp. 1

Một số hình ảnh đoàn khảo sát:

Tin bài: Phạm Thị Hà Giang (Viện Sinh thái nhiệt đới)