<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Giám sát cúm gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 2020-2021

14/07/2022

Virus cúm thuộc họ Orthomyxoviridae, bao gồm 4 type virus cúm - A, B, C và D. Trong đó, virus cúm A có khả năng lây nhiễm rộng sang các loài vật chủ khác nhau và là mối đe dọa nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng. Virus cúm A được chia thành các phân type dựa trên sự khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt glycoprotein. Cho đến nay đã định danh được 18 phân type hemagglutinin (HA) và 11 phân type neuraminidase (NA), hầu hết các tổ hợp được biết đến vẫn tồn tại trong quần thể chim hoang dã, được coi là ổ chứa tự nhiên chủ yếu của virus cúm A. 

Sự lây lan của các biến thể virus cúm độc lực cao và thiệt hại mà chúng gây ra cho ngành nông nghiệp cũng như sức khỏe cộng đồng là một vấn đề khoa học quan trọng. Do độc lực và tỷ lệ gây tử vong cao nên sự tiến hóa và con đường lây truyền của các biến thể virus cúm được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm.

Một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát con đường lây truyền của virus là giám sát toàn diện virus cúm độc lực cao giữa người và động vật. Bên cạnh việc giám sát sự lưu hành các biến thể virus cúm gia cầm, cúm động vật nhóm A, còn nghiên cứu chuyên sâu các đặc điểm sinh học để xác định khả năng gây đại dịch và đánh giá khả năng miễn dịch cộng đồng từ các nhóm nguy cơ đối với các chủng virus cúm độc lực cao. 

Đường bay Đông Á - Úc (qua Nga và Việt Nam) (hình 1) là một trong những tuyến đường di cư lớn nhất của nhiều loài chim trong tự nhiên, là vật chủ chính mang mầm bệnh cúm. Giám sát lưu hành virus cúm ở Việt Nam để phát hiện kịp thời các biến thể mới của virus cúm gia cầm và đưa ra quyết định sớm về các biện pháp chống dịch cúm ở Việt Nam và các nước trong khu vực.

Hình 1 - Các tuyến đường di cư của các loài chim trong tự nhiên

Tại Việt Nam có sự lưu hành của virus cúm gia cầm và có thể lây truyền trong cộng đồng thông qua các hoạt động thương mại và du lịch, vì vậy việc giám sát virus cúm trên lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo sẵn sàng và ứng phó với đại dịch cúm là hết sức cấp thiết.

Trong giai đoạn 2020-2021, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga và Trung tâm Vector (LB Nga) phối hợp nghiên cứu, giám sát sự xuất hiện và lưu hành các biến thể virus cúm gia cầm, cúm động vật mới và tái xuất hiện tại Việt Nam nhằm xây dựng, đóng góp các phương pháp mới trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh cúm gia cầm, cúm động vật. Nhóm đề tài đã triển khai công tác giám sát tại 6 tỉnh của Việt Nam: Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Cà Mau. 

Quá trình nghiên cứu thu được 634 mẫu, trong đó 510 mẫu là dịch ổ nhớp và phân của chim hoang dã tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy tỉnh Nam Định và Vườn chim Cà Mau. 90 mẫu thu tại các chợ buôn bán gia cầm sống của tỉnh Cà Mau. 34 mẫu thu tại các hộ gia đình khi có gia cầm ốm hoặc chết thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Trị.

Qua phân tích mẫu, tìm sự hiện diện RNA của virus cúm A bằng phương pháp Realtime RT-PCR. Sau đó, tiến hành phân lập virus cúm A bằng cách nuôi cấy trên phôi gà 9 ngày tuổi. 
Kết quả nghiên cứu các mẫu thu thập trong giai đoạn 2020-2021 đã phát hiện 16 chủng virus cúm, trong đó có 11 chủng thuộc subtype A/H5N6 và 5 chủng thuộc  subtype A/H9N2 (Bảng 1).

Bảng 1. Kết quả phân lập virus cúm từ gia cầm thu thập trong giai đoạn 2020-2021.

STT

Nơi thu mẫu

Vật chủ

Subtype

Clade

Tên chủng

1

Tỉnh Cà Mau

A(H9N2)

Y280

A/chicken/Ca Mau/140VTC/2020

2

Tỉnh Cà Mau

Vịt

A(H9N2)

Y280

A/duck/Ca Mau/151VTC/2020

3

Tỉnh Cà Mau

A(H9N2)

Y280

A/chicken/Ca Mau/192VTC/2020

4

Tỉnh Cà Mau

A(H9N2)

Y280

A/chicken/Ca Mau/199VTC/2020

5

Tỉnh Quảng Tri

Vịt

A(H5N6)

2.3.4.4h

A/chicken/Quang Tri/V4S4VTC/2021

6

Tỉnh Thanh Hóa

Vịt

A(H9N2)

Y280

A/chicken/Thanh Hoa/V1S5VTC/2021

7

Tỉnh Thanh Hóa

Vịt

A(H5N6)

2.3.4.4h

A/chicken/Thanh Hoa/V3S3VTC/2021

8

Tỉnh Nghệ An

Vịt

A(H5N6)

2.3.4.4h

A/muscovy duck/Nghe An/6873VTC/2020

9

Tỉnh Nghệ An

Vịt

A(H5N6)

2.3.4.4h

A/chicken/Nghe An/7007VTC/2020

10

Tỉnh Nghệ An

A(H5N6)

2.3.4.4h

A/muscovy duck/Nghe An/7006VTC/2020

11

Tỉnh Nghệ An

Vịt

A(H5N6)

2.3.4.4h

A/muscovy duck/Nghe An/259VTC/2021

12

Tỉnh Thanh Hóa

Vịt

A(H5N6)

2.3.4.4h

A/chicken/Thanh Hoa/1351VTC/2021

13

Tỉnh Thanh Hóa

A(H5N6)

2.3.4.4h

A/chicken/Thanh Hoa/6081VTC/2020

14

Tỉnh Thanh Hóa

A(H5N6)

2.3.4.4h

A/duck/Thanh Hoa/5331VTC/2020

15

Tỉnh Hà Tĩnh

Ngan

A(H5N6)

2.3.4.4h

A/chicken/Ha Tinh/514VTC/2021

16

Tỉnh Thanh Hóa

Ngan

A(H5N6)

2.3.4.4h

A/duck/Thanh Hoa/4643VTC/2020

Kết quả nghiên cứu các chủng virus cúm subtype H5N6 thu được cho thấy có sự phù hợp với cây phát sinh loài và có sự tương đồng cao với chủng A/Guangdong/18SF020/2018 (H5N6), được WHO khuyến nghị làm chủng dự tuyển sản xuất vắc xin năm 2018. Các chủng này thuộc Clade 2.3.4.4h.

Kết quả nghiên cứu các chủng virus cúm H9N2 cho thấy có ái lực kháng nguyên với các chủng thuộc nhánh Y280, trong khi các chủng nghiên cứu có sự khác biệt về kháng nguyên với một số chủng virus cúm A phân nhóm H9N2 phân lập tại Việt Nam trong những năm trước. Kết quả này được khẳng định bằng phân tích phát sinh loài, cho thấy sự phân bố của các chủng Việt Nam thành các nhóm khác nhau. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học cho thấy tất cả các chủng được nghiên cứu đều nhạy cảm với thuốc kháng virus oseltamivir và zanamivir.

Tin: Trần Thị Nhài (Viện Y sinh nhiệt đới)