<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Hội nghị khoa học trực tuyến về “Tính cấp thiết của các ổ dịch bệnh truyền nhiễm tự nhiên ở Việt Nam và đảm bảo an toàn sinh học khi làm việc với các tác nhân gây bệnh”

22/01/2022

Thực hiện Chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga và Cơ quan liên bang Nga về giám sát bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an sinh con người (Rospotrebnadzor) về nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm trong điều kiện nhiệt đới, ngày 03-07/01/2022, tại Cơ sở chính Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã diễn ra Hội thảo khoa học trực tuyến với chủ đề: tính cấp thiết của các ổ dịch bệnh truyền nhiễm tự nhiên ở Việt Nam và đảm bảo an toàn sinh học khi làm việc với các tác nhân gây bệnh. Hội thảo do Viện Y sinh nhiệt đới/Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga và Viện Nghiên cứu khoa học Chống dịch hạch Liên bang Nga - Microbe/Rospotrebnadzor đồng tổ chức. Thành phần tham dự hội thảo có các lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu, kỹ sư của Viện Nghiên cứu khoa học Chống dịch hạch Microbe, Viện Phòng chống dịch hạch Volgograd và các cán bộ nghiên cứu của Viện Y sinh nhiệt đới, Phân viện Công nghệ sinh học.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Thượng tá, TS. Võ Viết Cường - Phó Viện trưởng Viện Y sinh nhiệt đới nhấn mạnh tính cấp thiết và những kết quả đã đạt được từ Chương trình hợp tác giữa Тrung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Rospotrebnadzor, đặc biệt trong hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị và phương pháp nghiên cứu khoa học của Chính phủ Liên bang Nga cho Việt Nam phục vụ hiệu quả công tác giám sát dịch tễ học nhằm nhằm chống lại bệnh truyền nhiễm và giảm thiểu rủi ro sức khỏe có liên quan đến hóa chất độc hại.

Thượng tá, TS. Võ Viết Cường - Phó Viện trưởng Viện Y sinh nhiệt đới phat biểu khai mạc Hội thảo.

Tại Hội thảo, các cán bộ khoa học phía Nga đã trình bày 9 báo cáo liên quan đến nghiên cứu giám sát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các báo cáo tập trung thảo luận về các vấn đề chính như sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện nay trên thế giới, ổ dịch tự nhiên của các bệnh truyền nhiễm nguy cấp đối với Việt Nam, dịch tễ học và phòng chống các bệnh truyền nhiễm do arbovirus. Vật chủ trung gian truyền bệnh chính của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên lãnh thổ Việt Nam và nghiên cứu giám sát dịch tễ học động vật học tại các ổ dịch truyền nhiễm tự nhiên. Báo cáo cũng trình bày cách bắt, cách tính toán và dự đoán số lượng động vật trong ổ dịch bệnh truyền nhiễm tự nhiên, sử dụng công nghệ GIS trong nghiên cứu các ổ dịch bệnh truyền nhiễm tự nhiên, và các phương pháp hiện đại trong chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Phòng thí nghiệm, đặc điểm dịch tễ học và điểm khác biệt của đại dịch COVID-19.

Tiến sỹ Khoa học Sarova I.N. trình bày bài giảng “Đảm bảo an toàn sinh học khi làm việc với tác nhân gây bệnh. Trang phục bảo hộ cá nhân: nguyên tắc lựa chọn, sử dụng, khử nhiễm”.

Ngoài ra, tại Hội thảo cũng đã tập trung trình bày những bài giảng liên quan đến đảm bảo an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm và trong nghiên cứu. Đây là một nội dung rất quan trọng trong nghiên cứu giám sát dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nắm chắc được nội dung, tuân thủ các quy định về an toàn sinh học là nhiệm vụ then chốt đảm bảo sự thành công trong nghiên cứu bệnh truyền nhiễm. Các cán bộ khoa học Nga đã trình bày rất chi tiết về đảm bảo an toàn sinh học khi làm việc với tác nhân gây bệnh. Trang phục bảo hộ cá nhân: nguyên tắc lựa chọn, sử dụng, khử nhiễm. Phương tiện và cách thức đảm bảo an toàn khi làm việc với tác nhân gây bệnh, cách thức lấy mẫu và đóng gói và vận chuyển mẫu trong phòng thí nghiệm, các sự cố khi làm việc với tác nhân gây bệnh, phương pháp phân loại, khoanh vùng và loại bỏ.

Bên cạnh các báo cáo tại hội trường, các cán bộ khoa học của Trung tâm được trực tiếp tham quan và nghe giới thiệu về xe xét nghiệm lưu động do Liên bang Nga tài trợ. Các bước từ khâu thay trang phục bảo hộ, các loại thiết bị và tính năng cũng như cách bố trí khu vực làm việc khoa học bên trong xe xét nghiệm lưu động cũng được các cán bộ khoa học Nga hướng dẫn thực tế. Việc kết hợp lý thuyết và thực tế đã mang lại ý nghĩa thiết thực cho hội thảo cũng như tạo sự thích thú cho các cán bộ tham gia.

Các nội dung nghiên cứu sâu, mang tính thời sự, cách trình bày chi tiết dễ hiểu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cán bộ khoa học, những người trực tiếp đã, đang và sẽ làm việc với các tác nhân gây bệnh hay làm việc trong môi trường cần đảm bảo an toàn sinh học cũng như các cán bộ của đơn vị quản lý khoa học của Trung tâm. Hội thảo diễn ra thành công theo đúng kế hoạch, các cán bộ khoa học của Trung tâm đã rất tích cực tham gia đầy đủ và thảo luận sôi nổi trong mỗi bài giảng.

Kết thúc Hội thảo, lãnh đạo hai Viện khẳng định, trong thời gian tới tiếp tục đề xuất với cấp có thẩm quyền của cả hai phía nhằm đẩy mạnh nghiên cứu hợp tác trong xây dựng nội dung, nâng cao tiềm lực cơ sở vật chất nhằm triển khai có hiệu quả các nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm nguy cấp tại Việt Nam.

Các học viên lớp học tham gia bài giảng Xe xét nghiệm lưu động. Triển khai tại chỗ. Vận hành hệ thống kỹ thuật do Kỹ sư Golubev S.N. trình bày.

Các học viên lớp học nghe giới thiệu các thiết bị trên xe xét nghiệm lưu động.

Tin bài: Lê Thị Lan Anh (Viện Y sinh nhiệt đới).