<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Hội thảo khoa học “Một số vấn đề giám sát và chẩn đoán phân tử bệnh cúm”.

15/12/2017

Thực hiện Chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga và Cơ quan Giám sát bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và An sinh xã hội Liên Bang Nga (Rospotrebnadzor), ngày 12 và 13 tháng 12 năm 2017 Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga phối hợp với Trung tâm Khoa học Quốc gia về virus và công nghệ sinh học “Vector” Rospotrebnadzor, LB Nga đã tổ chức hội thảo  khoa học “Một số vấn đề giám sát và chẩn đoán phân tử bệnh cúm”.

Đại tá, TS Doãn Anh Tú, Phó TGĐ KH Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga khai mạc Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Ban Đồng Tổng giám đốc TTNĐ Việt – Nga; Lãnh đạo và các cán bộ khoa học Trung tâm “Vector”; các đại biểu của các cơ quan, tổ chức liên quan trong và ngoài quân đội; cùng các cán bộ hướng Y sinh nhiệt đới và Công nghệ sinh học Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga.

Phát biểu đề dẫn Hội thảo Tiến sỹ Ryzhikov A.B. nhấn mạnh: ngày nay mọi cư dân trên hành tinh đều có thể đối mặt với bất kỳ căn bệnh kỳ lạ nào, ở bất cứ đâu, nhất là các dịch bệnh truyền nhiễm. Đánh giá thấp tầm quan trọng các biện pháp phòng ngừa hoặc phản ứng không đúng, không kịp thời dịch bệnh có thể bùng nổ, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Sự xuất hiện, sự phát triển lây lan và quá trình khắc phục dập dịch một số dịch bệnh gần đây cho thấy, vấn đề xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới hoặc sự lây lan toàn cầu bệnh tái nổi cần được giám sát liên tục, chặt chẽ bởi các chuyên gia và của toàn bộ cộng đồng. Đây không chỉ là vấn đề quốc gia hoặc thậm chí là khu vực, mà đó là vấn đề của cả thế giới.

Trước yêu cầu thực tiễn việc trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà khoa học và các chuyên gia trong lĩnh vực giám sát và kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam và Nga cần được tiến hành một cách thường xuyên. Thực tế sự hợp tác của hai bên bắt đầu bằng việc phối hợp những nỗ lực nhằm chống lại vi-rút cúm, điều này cho thấy sự hiểu biết về tầm quan trọng của vấn đề, không chỉ đối với nền kinh tế và sức khỏe của người dân mỗi nước, đó còn là hiểu biết chung của chúng ta về mối đe dọa tiềm ẩn của bệnh truyền nhiễm này.

Tại Hội thảo, các báo cáo đã trình bày về một số vấn đề và phương pháp giám sát virus cúm có nguy cơ gây đại dịch và đánh giá các nguy cơ xuất hiện đại dịch; các phương pháp huyết thanh học, sinh học phân tử đang được sử dụng để nghiên cứu virus cúm; đồng thời về xây dựng, phát triển các phương pháp mới trong giám sát, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh cúm gia cầm ở người và động vật. Các ý kiến thảo luận đã tập trung đánh giá nguy cơ xuất hiện đại dịch ở Việt Nam, phương pháp phát hiện các biến thể virus mới, phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền và mô hình nghiên cứu độc lực của virus.

Hội thảo khoa học “Một số vấn đề giám sát và chẩn đoán phân tử bệnh cúm”

Hội thảo đã diễn ra thành công và đánh dấu một bước phát triển về khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực giám sát các bệnh truyền nhiễm, cụ thể là giám sát bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao có nguy cơ gây đại dịch. Đây cũng là một nhiệm vụ nhằm thực hiện chương trình hợp tác giữa TTNĐ Việt – Nga và Rospotrebnadzor cho thấy sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ khoa học của hai đơn vị. Thông qua Hội thảo, một lần nữa chúng ta thấy rằng hợp tác thực hiện các nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm trong điều kiện nhiệt đới – là vấn đề có tính thời sự cấp bách đối với cả hai nước nói chung, trong đó có vấn đề đảm bảo an ninh sinh học. Hội thảo cũng khẳng định một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chương trình hợp tác đã được thực hiện là LB Nga đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ khoa học của TTNĐ Việt – Nga và của các tổ chức, cơ quan liên quan của Việt Nam.

Trần Thị Nhài/Viện YSNĐ