<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Hội thảo “Lịch sử Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga giai đoạn 1988 – 2018”

29/11/2017

Ngày 29/11/2017, tại CSC (Hà Nội), TTNĐ Vệt – Nga tổ chức Hội thảo “Lịch sử Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga giai đoạn 1988 – 2018”.

Hội thảo “Lịch sử Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga giai đoạn 1988 – 2018”

Đồng chí Đại tá Trịnh Xuân Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trung tâm – Trưởng ban chỉ đạo soạn thảo và Thiếu tướng Nguyễn Hồng Dư, Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Trung tâm chủ trì Hội thảo.

Tham dự có các đồng chí trong Thường vụ Đảng ủy và Ban Tổng giám đốc; cán bộ đại diện Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; các đồng chí nguyên Ban Tổng Giám Đốc qua các thời kỳ cùng đại diện lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị của Trung tâm.

Phát biểu đề dẫn bản thảo cuốn lịch sử TTNĐVN, đồng chí Chính ủy đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cuốn Lịch sử, đây là một công trình khoa học không những tổng kết các sự kiện mà còn tổng hợp đánh giá, nêu bật ý nghĩa các sự kiện đó.

Thảo luận về tên gọi của cuốn sách, đa số các ý kiến đề nghị là “Lịch sử Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga 1988 – 2018” nhưng phải chỉnh sửa nội dung để phù hợp với tên gọi.

Về bố cục của cuốn sách, các ý kiến đề nghị bố cục theo phân kỳ phát triển của Trung tâm theo các giai đoạn: 1987 – 1993 – 2007 – 2018 và nhất trí bố cục cuốn sách thành 04 chương:

Chương 1: Giai đoạn chuẩn bị thành lập Trung tâm (trước năm 1988).

Chương 2: Trung tâm Nhiệt đới Việt – Xô, những năm đầu thực hiện Hiệp định (1988-1993).

Chương 3: Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga vượt qua thử thách, ổn định, xây dựng và phát triển (1993-2007).

Chương 4: Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và dịch vụ khoa học, kỹ thuật phục vụ quân sự – quốc phòng và kinh tế – xã hội (2007-2018).

Thảo luận về nội dung của từng chương các Đại biểu nêu ý kiến cần sắp xếp các sự kiện cho phù hợp, trong từng chương nên tập trung theo từng lĩnh vực cho loogic, tăng cường hàm lượng các sự kiện KH&CN, một số sự kiện quan trọng cần nêu và phân tích nổi bật ý nghĩa của sự kiện đó… Đặc biệt mỗi chương đều phải có khái quát chung tình hình từng giai đoạn và kết thúc chương bằng việc đánh giá ý nghĩa các sự kiện trong giai đoạn đó.

Kết thúc Hội thảo, đồng chí TGĐ đã nhấn mạnh ý nghĩa của buổi Hội thảo như một buổi học lịch sử đối với cán bộ Trung tâm; nếu không hội thảo một số vấn đề, sự kiện chưa được quan tâm đúng mức.

Đồng chí Chính ủy Trung tâm kết luận Hội thảo

Trong kết luận, đồng chí Chính ủy thay mặt Ban TGĐ, Ban Soạn thảo Lịch sử cám ơn các ý kiến đóng góp xây dựng cuốn sách; nhất là các ý kiến của các đồng chí nguyên Ban TGĐ Trung tâm qua các thời kỳ đã cho chúng ta biết, hiểu thêm các sự kiện trong thời kỳ chuẩn bị và thành lập Trung tâm; sự kiên trì nỗ lực vượt qua thời kỳ khó khăn nhất (1990-1993) của Trung tâm. Đây không chỉ là những tư liệu quý giá, mà còn là những bài học cho những thế hệ kế tiếp về tinh thần vượt khó, vượt khổ của lớp cán bộ đi trước và bài học về truyền thống Trung tâm./.

Bài: Trung Tiến. Ảnh: Duy Hải