<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Hợp tác khoa học giữa Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga và Viện Sinh học, Trung tâm khoa học Komi, LB Nga

15/04/2016

Tháng 5 năm 2015, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga và Viện Sinh học Trung tâm khoa học Komi/Phân hiệu Uran/Viện Hàn lâm khoa học Nga đã ký kết thỏa thuận hợp tác khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật và vi sinh vật nhiệt đới. Cuối năm 2015, các cán bộ nghiên của hai phía đã tổ chức thực hiện chuyến nghiên cứu dã ngoại đầu tiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương trên địa phận tỉnh Ninh Bình. Đây là chuyến công tác của nhóm đề tài Ủy ban phối hợp Ecolan M-4.1 trong khuôn khổ thỏa thuận này.

Đoàn công tác nghiên cứu dã ngoại tại Vườn Quốc gia Cúc Phương

Mục đích của chuyến công tác dã ngoại lần này nhằm thu thập mẫu của các loài thực vật và phân tích sàng lọc, tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học có giá trị định hướng làm nguyên liệu sản xuất các chế phẩm tăng cường sức khỏe, nhất là đối với những người lao động trong điều kiện đặc thù.

Tập thể cán bộ nghiên cứu của labo Hóa sinh và công nghệ sinh học Viện Sinh học Komi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức các chuyến công tác dã ngoại tương tự tại khu vực Bắc Âu, Nam Uran, Bắc Kabkaz, Tây Siberia, dãy núi Altai và các vùng khác của Liên bang Nga. Đồng thời họ cũng đã xây dựng được phương pháp có xác suất dự đoán cao nhằm phát hiện các hợp chất có hoạt tính adaptogen dựa trên cơ sở di truyền học phân tử.

Sau chuyến công tác dã ngoại các nhà khoa học của Việt Nam và Nga đã thu thập được nhiều mẫu thực vật đặc trưng của Vườn quốc gia Cúc Phương, trong số đó có cả các loài dược liệu được người Mường sinh sống trong khu vực của Vườn sử dụng. Kết quả phân tích sơ bộ ban đầu tại Viện Y sinh nhiệt đới và Phân viện Công nghệ sinh học phát hiện thấy một số loài thực vật có triển vọng để nghiên cứu tiếp theo.

Năm 2016 các cán bộ khoa học sẽ tiếp tục khảo sát hệ thực vật tại một số Vườn quốc gia ở miền Trung và miền Nam Việt Nam nhằm phát hiện và bổ sung vào danh mục các loài thực vật có triển vọng làm dược liệu.

Trong buổi báo cáo công tác trước khi về nước, giáo sư, TSKH Volodin Vladimir Vitalievic cho  biết: “Chuyến công tác của chúng tôi đã thành công tốt đẹp nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ khoa học Việt Nam. Họ đã tổ chức công việc một cách rất khoa học và tôi cũng đánh giá cao trình độ chuyên môn của các bạn. Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga còn có hệ thống phòng thí nghiệm tương đối đầy đủ và hiện đại, có thể đáp ứng cho các hoạt động theo hướng nghiên cứu mà hai bên quan tâm. Đồng thời Việt Nam đã để lại cho chúng tôi những ấn tượng rất tốt về vẻ đẹp của thiên nhiên và sự phát triển nhanh chóng của một đất nước với những con người giàu lòng tốt và luôn có tinh thần cầu thị, mong muốn học hỏi, yêu lao động. Đáng tiếc là lần này chúng tôi không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu hơn lịch sử đặc biệt hào hùng của dân tộc Việt Nam”

Một số hình ảnh về chuyến nghiên cứu:

 

Vũ Thị Loan