Khảo sát sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang

25/05/2022

Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Bát Đại Sơn thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang được thành lập năm 2000, có diện tích 10.684 ha, trong đó 6.298 ha là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và 4.071 ha là khu vực phục hồi sinh thái.

Thực hiện nhiệm vụ trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu tổ chức cấu trúc - chức năng của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới phục vụ bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững” thuộc Chương trình Nghiên cứu khoa học được Uỷ ban Phối hợp về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phê duyệt; được sự cho phép của UBND tỉnh Hà Giang và Khu BTTN Bát Đại Sơn, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã cử đoàn công tác gồm các nhà khoa học của Việt Nam và Nga tiến hành khảo sát sinh thái tại Khu BTTN Bát Đại Sơn, từ ngày 12 tháng 4 đến ngày 24 tháng 4 năm 2022. Khu vực nghiên cứu khảo sát có độ cao từ 900 đến 1200 m so với mực nước biển. Kết quả khảo sát sơ bộ như sau:

Điểu học

Hệ chim của khu vực nghiên cứu có đặc điểm hỗn hợp và được đại diện chủ yếu bởi các loài chim sống ở vùng rừng núi, cũng như các loài ở vùng đất thấp, chủ yếu là bìa rừng. Thống kê sơ bộ trong quá trình nghiên cứu, 102 loài đã được ghi nhận. Do hầu hết các vùng lãnh thổ được khảo sát đều là cảnh quan nhân sinh nên tổng số loài còn ít. Các thảm sinh vật rừng được nghiên cứu chủ yếu nằm trên các ngọn đồi, bị chia cắt đáng kể, lâm phần bị xáo trộn và độ che phủ thấp.

Với sự phong phú của các loại cây ăn quả, một số cây đang ở trạng thái đậu quả nên nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được nhiều loài chim ăn quả ở đây. Đặc biệt, sự đa dạng và phong phú của chim bồ câu ở khu vực này rất thấp, và các đại diện của họ SturnidaePsittacidae hoàn toàn không được ghi nhận. Trong thời gian nghiên cứu, đã thu thập được các bản ghi âm tiếng hót của hơn 30 loài chim. Mặc dù khu vực nghiên cứu bị tác động rất lớn của con người, nhưng nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được loài Urocissa xanthomelana, là loài đang trong tình trạng bị đe doạ và cần được bảo tồn.

Côn trùng

Các môi trường sống chính của côn trùng họ Carabidae - (1) rừng, (2) nương rẫy và (3) ven các vực nước.

Kết quả sơ bộ: Chỉ thu được duy nhất một mẫu Dendrobionts (loài côn trùng thường sống trong môi trường cây cối rậm rạp hoặc trong các thân cây mục). Thực tế giải thích, do hầu như không có cành lớn, mảnh vỏ cây, cũng như cây mục trên đất tại khu vực nghiên cứu.

Phần lớn mẫu côn trùng được thu thập tại các cánh đồng gần nơi đóng lán trại vào ban đêm. Chủ yếu là 3-4 loài côn trùng đất ăn thịt từ các chi Lesticus, TrigonotomaPareuryaptus, cũng như một số loài côn trùng đất (ăn cỏ hoặc sống ký sinh với động thực vật) từ các chi HarpalusAmara. Trong môi trường sống ngập nước, ghi nhận 1 loài thuộc chi Chlaenius (Haplochlaenius).

Các loài sống ở đầm lầy chủ yếu được ghi nhận quanh vùng đất trống gần các vũng nước lớn. Chúng đều có kích thước rất nhỏ (2-3 mm) và do đó cần nghiên cứu chuyên sâu bằng cách sử dụng kính quang học trong phòng thí nghiệm. Chúng là đại diện của các chi Paratachys, TachyuraBembidion.

Thú nhỏ

Kết quả: Các loài động vật có vú nhỏ trên cạn đã được ghi nhận: 4 loài thú nhỏ thuộc bộ gặm nhấm: Chuột Andaman (Rattus andamanensis), Chuột răng trắng (Berylmys bowersi), Sóc (Callosciurus sp.), Chuột khổng lồ (Leopoldamys cf. edwardsi); 2 loài thuộc nhóm động vật có vú ăn côn trùng: Chuột chù Trung Quốc (Crocidura dracula), Chuột chũi Latucci (Mogera latouchei);  3 loài động vật có vú ăn thịt: Chồn bụng vàng (Mustela kathiah), Chồn hương (Melogale moschata), Cầy hương nhỏ (Viverricula indica) và 1 loài thuộc bộ Linh trưởng Culi Bengal (Nycticebus bengalensis).

Khu hệ dơi

Tiến hành khảo sát các môi trường sống sẵn có, bao gồm hai hang động do người dân địa phương phối hợp dẫn đường. Qua quá trình quan sát cả hai hang động, đã thu thập được xương của một số loài dơi. Khu vực nghiên cứu ở độ cao tương đối thấp (900-1100 m a.s.l.) phần nào giải thích sự vắng mặt của các loài Himalaya Trung Quốc như: Myotis altarium Plecotus spp. Trong số các loài ở Himalaya, nhóm nghiên cứu đã xác định được môi trường sống của một loài kozhan khổng lồ, có khoảng 50 cá thể sống trong một hang động gần xã Thanh Vân. Trong số những phát hiện thú vị từ quan điểm nghiên cứu địa hình thực vật và phân loại học, đáng chú ý là việc phát hiện ra một loài dơi Móng ngựa thuộc nhóm macrotis (rất có thể là Rhinolophus epcopus, nhưng để xác định chính xác cần phải nghiên cứu trong phòng thí nghiệm) và một loài dơi lá từ nhóm ấu trùng (Hipposideros poutensis).

Như vậy, quá trình nghiên cứu khu hệ dơi tại Khu bảo tồn Bát Đại Sơn, chúng tôi đã ghi nhận 3 loài dơi móng ngựa (Rhinolophidae), 2 loài thuộc bộ cánh cứng (Hipposideridae) và 4 loài thuộc nhóm da gai.

Bò sát, lưỡng cư

Nghiên cứu đuợc thực hiện vào buổi tối (từ 17:00 đến 23:30) hằng ngày. Các loài bò sát, lưỡng cư được quan sát quanh các địa điểm sinh sản của chúng (vũng nước, đầm lầy, suối), và các mảnh gỗ, đá, vỏ cây, v.v. Thu âm tiếng kêu của chúng bằng máy ghi âm; nhiệt độ môi trường xung quanh được ghi lại bằng nhiệt kế điện tử.

Kết quả đã ghi nhận được 9 loài ếch và 4 loài rắn. Các loài được ghi nhận hầu hết thuộc quần thể động vật ăn cỏ đặc trưng cho các vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đặc biệt, đã ghi nhận được một loài ếch cây quý hiếm, Rhacophorus viridimaculatus Ostroshabov, Orlov & Nguyen, 2013, trước đây chỉ được ghi nhận ở xã Du Già, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Một kết quả đặc biệt khác là loài cóc Trung Quốc, Bufo cf. gargarizans Cantor, 1842, lần đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam đã tìm thấy tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn. Tình trạng phân loại của quần thể này cần được nghiên cứu thêm. Đã ghi nhận được hai quần thể của một loài Sa giông quý hiếm, Tylototriton ziegleri Nishikawa, Matsui & Nguyen, 2013.

Khu hệ nấm

Quá trình khảo sát tại Khu BTTN Bát Đại Sơn tiến hành vào khoảng thời gian khô ráo nên sự đa dạng của các loài nấm rất thấp, chỉ ghi nhận được rất ít loài nấm phá gỗ. Kết quả đã ghi nhận được 22 loài nấm lớn và thu thập 60 mẫu giá thể (đất, rác đất, mùn không khí, gỗ và vỏ cây) để tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về sự đa dạng của các loài vi nấm và nấm phân huỷ.

Do thời gian chuyến khảo sát thực địa ngắn, thời tiết không thuận lợi nên chưa phản ánh hết sự đa dạng của các loài động, thực vật và nấm lớn cũng như cấu trúc cảnh quan, các yếu tố sinh địa hoá, địa thực vật ở các điểm khác nhau tại Khu bảo tồn. Cần có những chuyến khảo sát bổ sung để hoàn thiện các nghiên cứu này.

Nhân dịp này, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga trân trọng cám ơn và kính đề nghị lãnh đạo UBND, các cơ quan liên quan của tỉnh Hà Giang và Khu Khu BTTN Bát Đại Sơn tiếp tục ủng hộ và tạo kiều kiện để Trung tâm tiếp tục thực hiện các nghiên cứu về đa dạng sinh học các loài động thực vật tại địa bàn trong thời gian tới.

Một số hình ảnh của chuyến khảo sát tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn:

Tin bài và ảnh: TS. Phạm Thị Hà Giang/Viện Sinh thái nhiệt đới