<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Loài cá mới được tìm thấy ở vùng biển sâu ngoài khơi Ireland

21/04/2023

Trong một cuộc khảo sát ngoài khơi bờ biển Ireland vào năm ngoái, các nhà khoa học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Stuttgart (Đức) và Viện Nghiên cứu Biển Wageningen (WMR) (Hà Lan) đã phát hiện một loài cá mới. Khám phá độc đáo của các nhà khoa học ở Đông Bắc Đại Tây Dương gần đây đã được công bố trên tạp chí Ichthyological Research.

Loài cá mới này có tên khoa học là Microichthys grandis.

Microichthys grandis n. sp.

Bram Couperus - nhà nghiên cứu của WMR cho biết: “Việc phát hiện ra một loài cá mới ở Đông Bắc Đại Tây Dương là một sự kiện hiếm gặp. Điều này chưa từng xảy ra ở Viện chúng tôi kể từ khi thành lập từ những năm 1950. Loài cá này đã được tìm thấy ở một khu vực đánh bắt cá rất phổ biến, đặc biệt là trong giới ngư dân Hà Lan. Vì vậy có thể cho rằng loài này đã từng bị đánh bắt trước đó, và nếu vậy, nó đã không được biết đến cho đến ít nhất là vào năm ngoái."

Loài cá mới này được phát hiện trong một lần đánh bắt của chuyến khảo sát cá tuyết xanh (blue whiting) hằng năm nhằm đánh giá trữ lượng cá tuyết xanh tại các vùng biển châu Âu. Couperus cho biết, cá tuyết xanh sống trong khu vực được gọi là vùng biển khơi trung, hay vùng chạng vạng. Ở độ sâu đó, thường sẽ tìm thấy những loài cá dễ nhận biết như cá lồng đèn (lanternfish) hoặc cá vây tay (angler fish). Và thật bất ngờ lại khi tìm thấy cả loài cá chưa từng biết đến này trong số những loài đó.

Một nhà nghiên cứu cá từ Stuggart

Qua một nhà phân loại học người Nga, việc xác định loài cá này đã đưa các nhà nghiên cứu Viện Wageningen đến Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Stuggart ở Đức, nơi làm việc của nhà phân loại cá Ronald Frickie - người có kinh nghiệm với họ cá biển sâu cardinalfish này (Epigonidae).

Theo Fricke: “Các loài cá biển sâu cardinalfish thuộc chi Microichthys được biết đến là từ 3 loài sống ở biển Địa Trung Hải và phía Đông Đại Tây Dương. Chúng bơi tự do ở vùng nước sâu và chỉ một số ít mẫu được khoa học biết đến. Việc tìm thấy một loài mới ngoài khơi Ireland rất thú vị vì nó giống một loài Địa Trung Hải từ Sicily hơn bất kỳ loài Đại Tây Dương nào khác từ Azores.

Microichthys grandis n. sp.

Fricke cũng đưa ra một giả thuyết cho sự phân bố của loài này như sau: Hiện có hai nhóm loài, một sống ở Đại Tây Dương và một ở Địa Trung Hải. Trong cuộc khủng hoảng độ mặn khoảng 6 triệu năm trước, Địa Trung Hải khô hạn và không còn là nơi sinh sống thích hợp của các loài cá, do đó chỉ còn một nhóm loài sống ở Đại Tây Dương. Khi eo biển Gibraltar mở cửa trở lại, chúng di cư vào Địa Trung Hải, nơi chúng thích nghi và tiến hóa thành loài riêng biệt do vùng nước sâu của Địa Trung Hải ấm hơn nhiều. 

Loài cá mới mang tên mới

Một trong những lý do khiến loài cá này trước đây chưa được biết đến là do kích thước chỉ 5,5 cm khiến chúng dễ dàng lọt qua các mắt lưới hoặc bị phát hiện khi bị bắt. Các loài được biết đến trước đây của nhóm cá này thậm chí còn nhỏ hơn mẫu vật bị bắt. Do đó, tên Latin của giống này là Microichthys, có nghĩa là "con cá nhỏ". Tên loài mới được thêm "grandis" thành Microichthys grandis, nghĩa là "con cá nhỏ lớn".

Địa điểm bắt được loài cá này là Porcupine Bank Canyon, một hẻm núi dưới biển nơi có san hô nước sâu dọc theo rìa phía tây. Các nhà nghiên cứu đã không sử dụng lưới kéo đáy trong phương pháp đánh bắt của họ. Lý do là cá tuyết xanh được biết đến là loài cá nổi, có nghĩa là nó có thể tự do di chuyển theo đàn trong các cột nước và không bị ràng buộc với đáy biển. Các tàu đánh bắt cá trong khu vực cũng đánh bắt cá bằng lưới nổi. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng loài mới được phát hiện rất hiếm trong tự nhiên, và vì chúng quá nhỏ nên chúng thường lọt qua lưới, khiến việc bắt được rất khó xảy ra.

Người dịch: Ngọc Nguyễn

Nguồn: https://phys.org/news/2023-04-fish-species-deep-sea-ireland.html