<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Phá rừng và đồng cỏ là nguyên nhân lớn nhất làm mất đa dạng sinh học

14/11/2022

Nghiên cứu mới của Giáo sư Andy Purvis (trưởng nhóm nghiên cứu tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Luân Đôn, người có nhiểu nghiên cứu tập trung vào đa dạng sinh học) đăng trên tạp chí Science Advances ngày 9/11/2022, chỉ ra rằng: Việc chuyển đổi rừng tự nhiên và đồng cỏ sang nông nghiệp thâm canh và chăn nuôi là hai tác động trực tiếp lớn nhất đến sự suy giảm các loài hoang dã trên toàn cầu. 

Đây là phát hiện ấn tượng từ một bài báo mới thảo luận về điều gì thúc đẩy cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học đang diễn ra. Bài báo chỉ ra rằng việc thay đổi mục đích sử dụng đất gây ra ảnh hưởng lớn nhất trong những thập kỷ gần đây, tiếp theo là việc khai thác các loài hoang dã thông qua đánh bắt, khai thác gỗ và săn bắn, còn ô nhiễm môi trường chỉ xếp ở vị trí thứ ba.

Hành tinh đang mất dần các loài hoang dã với tốc độ chóng mặt. Chỉ trong vòng 4 thập kỷ qua, các quần thể động vật có vú, chim, cá, bò sát và lưỡng cư mà các nhà khoa học theo dõi đã giảm trung bình 2/3.

Nhưng khi chúng ta tiếp tục gây áp lực lên thế giới tự nhiên, thông qua nạn phá rừng và khai thác quá mức, chúng ta đang đe dọa sự tồn vong của chính mình. Đây không phải là một mối đe dọa nào đó có thể xảy ra trong tương lai xa, mà là một thực tế chúng ta đang thấy trong hiện tại. 

Biết được nguyên nhân gây ra sự suy giảm nhanh chóng đối với động vật hoang dã, hay rộng hơn với đa dạng sinh học, là điều cần thiết để giúp định hướng cách thức ngăn chặn và cuối cùng là đảo ngược được quá trình suy giảm này.

Một nghiên cứu mới đã đánh giá các nguyên nhân tiềm ẩn khác nhau của sự suy giảm này và phát hiện ra rằng việc thay đổi mục đích sử dụng đất là nguyên nhân số một, tiếp theo là khai thác trực tiếp các loài hoang dã và ô nhiễm môi trường. Điều đáng ngạc nhiên nhất có lẽ là biến đổi khí hậu chỉ là nguyên nhân lớn thứ tư gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học trên đất liền trong những năm gần đây. 

Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm môi trường là nguyên nhân lớn thứ ba gây suy giảm đa dạng sinh học.

Andy giải thích: “Đa dạng sinh học đang suy giảm nhanh chóng”; “Một triệu loài động vật và thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, trong khi các hệ sinh thái trên toàn thế giới đang thay đổi so với điều kiện tự nhiên của chúng, có nghĩa là chúng ít có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân loại”; “Nếu chúng ta có thể xoay chuyển đà suy giảm gần đây - để ngăn chặn sự mất đa dạng sinh học - thì trước tiên chúng ta cần biết nguyên nhân chính là gì”;

'Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết tìm kiếm các giải pháp cho tình trạng khẩn cấp của hành tinh có lợi cho thiên nhiên cũng như khí hậu'.  

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc chỉ giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ không đủ để ngăn chặn sự suy giảm thảm khốc của đa dạng sinh học trên thế giới và cùng với đó là tương lai của chúng ta. 

Khủng hoảng đa dạng sinh học là gì?

Hành tinh này đang ở một thời điểm quan trọng trong lịch sử 4,6 tỷ năm của nó. Với lượng khí thải carbon ít có dấu hiệu dừng lại và các loài hoang dã bị bó hẹp trong những không gian ngày càng nhỏ hơn, thời gian hoạt động ngày càng hạn chế.

Trong khi rất nhiều sự chú ý được dành cho phát thải carbon, thực tế có hai cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở đây: khủng hoảng khí hậu và khủng hoảng đa dạng sinh học.

Cuộc khủng hoảng khí hậu hiện đang được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại Ai Cập, nơi các nhà lãnh đạo thế giới, các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và các nhà hoạt động trẻ đã tập hợp để xây dựng trên các khuôn khổ đã được vạch ra trong các cuộc đàm phán diễn ra ở Glasgow năm ngoái.

Nguyên nhân và giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu đã đượcbiết đến tương đối rõ ràng. Chúng ta cần nhanh chóng giảm bớt sự phụ thuộc của loài người vào nhiên liệu hóa thạch và tăng cường chuyển đổi sang các dạng năng lượng tái tạo, đồng thời hỗ trợ cho những quốc gia hiện đang chịu những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học là mặt khác của vấn đề. Khi chúng ta liên tục thải một lượng ô nhiễm vào không khí, các loài thực vật và động vật trên hành tinh cũng đang phải gánh chịu những tác động tiêu cực. 

A big pile of dead fish on the deck of a boat. A man is stood in front of it, throwing a dead shark over the side of the boat.

Nguyên nhân lớn nhất gây mất đa dạng sinh học môi trường biển là khai thác quá mức, chủ yếu dưới hình thức đánh bắt quá mức. Ảnh: ©Shutterstock/Tara Lambourne.

Mỗi loài đều đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì các hệ thống phức tạp giữ cho Trái đất hoạt động, bao gồm sản xuất nước sạch, thực phẩm chúng ta ăn, không khí chúng ta hít thở, thậm chí cả sức khoẻ tinh thần và thể chất của chúng ta. Khi chúng ta ngày càng xâm phạm và làm suy thoái thế giới tự nhiên, chúng ta chắc chắn sẽ dần dần làm sứt mẻ những mạng lưới quan trọng này.

Chúng ta đã biết rằng khí nhà kính là nguyên nhân hàng đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu trong nhiều thập kỷ, nhưng việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học cũng quan trọng không kém.

Andy nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng tác động trực tiếp quan trọng nhất đến sự thay đổi đa dạng sinh học trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây là sự thay đổi sử dụng đất và biển, tiếp đến là việc khai thác trực tiếp các loài thực vật và động vật”; “Biến đổi khí hậu chỉ đứng thứ tư về mức độ quan trọng, sau ô nhiễm môi trường nhưng vẫn xếp trước các loài ngoại lai xâm lấn, mặc dù điều quan trọng cần lưu ý là nó đã được xếp hạng thứ hai trong các đại dương”; “Các đại dương có thứ hạng khác với đất liền và thủy vực nước ngọt, đứng đầu là do khai thác trực tiếp, chủ yếu là từ đánh bắt thủy sản”.

Nhưng những gì đang xảy ra trên các đại dương có thể là một cái nhìn thoáng qua về tương lai sẽ như thế nào trên đất liền. Trong khi đối với môi trường trên đất liền, biến đổi khí hậu chỉ là động lực lớn thứ tư, Andy nghi ngờ rằng nó sẽ tăng hạng khi tác động đầy đủ của cuộc khủng hoảng khí hậu trở nên rõ ràng hơn trong những năm và thập kỷ tới. 

Có thể làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học?

Giờ đây, chúng ta đã biết những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của tự nhiên, nhưng may mắn thay, chúng ta cũng biết cần phải làm gì để ngăn chặn nó.

Một trong những vấn đề chính là việc bảo vệ và gìn giữ thế giới tự nhiên thường bị xem nhẹ. Có lẽ điều này là do từ trước đến nay, chúng ta luôn thấy mình tách biệt với thiên nhiên, trong khi vẫn duy trì quan niệm rằng, bằng cách nào đó thiên nhiên cần được thuần hóa và kiểm soát trong quá trình khai thác phục vụ cho những nhu cầu cần thiết hơn của chúng ta.

Nhưng bây giờ chúng tôi biết rằng điều này đang gây hại cho chúng ta.

Biến đổi khí hậu chỉ được coi là nguyên nhân lớn thứ tư gây suy giảm đa dạng sinh học, nhưng có khả năng sẽ tăng hạng khi cuộc khủng hoảng khí hậu tiếp tục diễn ra. Ảnh: ©Shutterstock/My Photo Buddy.

Andy giải thích thêm “Cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học phải được xem xét một cách nghiêm túc”; “Ngoài những thứ chúng ta khai thác, như nhiên liệu hóa thạch, tất cả các chuỗi cung ứng của chúng ta đều bắt đầu trong các hệ sinh thái. Tất cả chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào việc các hệ thống này tiếp tục hoạt động một cách đáng tin cậy”; “Vẫn chưa có đủ sự thừa nhận rằng các nền kinh tế không thể tăng trưởng bền vững bằng cách chạy theo tự nhiên. Và việc phỉ báng những người lo ngại về tương lai của thế giới tự nhiên là 'những kẻ cuồng sinh thái' chẳng có gì là tốt cả”.

Andy khẳng định rằng, chúng ta cần phải làm việc theo hướng tiếp cận toàn diện hơn nhằm giải quyết đồng thời cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học, vì lợi ích của cả hai. Điều này liên quan đến các chính sách như chiến dịch 30x30, nhằm mục đích bảo vệ 30% đất liền và biển đến năm 2030.

Andy giải thích: “Biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học đã được giải quyết phần lớn một cách riêng biệt, bằng các chính sách khác nhau mà không phải lúc nào cũng xem xét vấn đề khác”; “Ví dụ, nhiên liệu sinh học được đề xuất như một cách để đạt được phát thải ròng bằng “0”, nhưng việc mở rộng rừng trồng vào rừng tự nhiên có thể gây ra hậu quả khủng khiếp đối với tự nhiên”; “Tình hình đó đang được cải thiện. Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu năm ngoái ở Glasgow là lần đầu tiên thiên nhiên thực sự được đưa vào các cuộc thảo luận đó - nhưng những việc chúng ta cần làm còn nhiều hơn nữa”.

"Tôi muốn ý tưởng 'tự nhiên tích cực' đi vào tâm thức công chúng nhiều như 'phát thải ròng bằng “0”'. Nếu các thế hệ tương lai sẽ có cùng quyền khai sinh giống nhau, chúng ta đã có một hành tinh đáng sống và có thể hỗ trợ được, thì tất cả các thành phần của xã hội sẽ phải chuyển đổi càng nhanh càng tốt để đạt được cả phát thải ròng bằng “0” và “tự nhiên tích cực”.

Phòng TTKHQS dịch

Nguồn: https://www.nhm.ac.uk/discover/news/2022/november/destruction-forests-and-grasslands-biggest-cause-of-biodiversity-loss.html