TextBody

Phòng Độ bền nhiệt đới

Trưởng phòng: Trung tá, TS. Nguyễn Văn Chi


GIỚI THIỆU CHUNG
Phòng Độ bền nhiệt đới là một đơn vị nghiên cứu khoa học trực thuộc Chi nhánh Ven biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được thành lập năm 1989; có chức năng nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu nâng cao độ bền nhiệt đới trang thiết bị kỹ thuật và vật liệu. 
CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
- Nghiên cứu tác động của khí hậu nhiệt đới vùng biển đến độ bền các loại vật liệu kim loại, phi kim, các loại lớp phủ, sơn phủ trong lĩnh vực chống ăn mòn, chống nấm, mối mọt và bám bẩn sinh học biển (chống hà). Các hình thức thử nghiệm khí quyển gồm: Thử nghiệm trên sân ngoài trời, trên mặt biển, trong nhà mái che và trong vườn vi sinh. Các hình thức thử nghiệm trong nước biển tự nhiên gồm: thử nghiệm theo độ sâu; thử nghiệm thấm ướt có chu kỳ; thử nghiệm té sóng và thử nghiệm quay.
- Phối hợp nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới tới trạng thái kỹ thuật của vũ khí trang bị kỹ thuật Phòng không - Không quân và Hải quân.
- Nghiên cứu chế tạo, chuyển giao công nghệ các loại vật liệu, vật tư thay thế, lớp phủ định hướng ứng dụng trong lĩnh vực chống ăn mòn và chống bám bẩn sinh học thân thiện môi trường.
- Nghiên cứu chế tạo bê tông, bê tông cốt thép chịu mặn sử dụng các cốt liệu nhiễm mặn tại chỗ ứng dụng cho các kết cấu biển đảo và ven bờ.
- Nghiên cứu nâng cao độ bền nhiệt đới cho các trang thiết bị, máy móc trong lĩnh vực quốc phòng và dân sinh.
CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ

Phòng Độ bền nhiệt đới được trang bị hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 (mã số VILAS 1258) trong lĩnh vực cơ, hóa với 44 chỉ tiêu thử nghiệm gồm: Thử nghiệm và đánh giá tổng thể các loại sơn phủ, đánh giá độ bền cơ lý mức độ lão hóa vật liệu trong khí hậu biển đảo; đánh giá ăn mòn và chống hà trong môi trường nước biển.
Phòng Độ bền nhiệt đới hiện có một số trang thiết bị chính, hiện đại như: Kính hiển vi điện tử quét SEM, hệ thống nhiễu xạ tia X (XRD) Bruker AXS; thiết bị quét địa hình bề mặt Keyence 3D profiller VR-6000; quang phổ hồng ngoại FT-IR IRAFFINITY-IS; tủ thử nghiệm mù muối/SO2 SaltEvent SC/KWT 1000; thiết bị AutoLAB 302N-boost 20A; hệ thống cô quay chân không.

Thử nghiệm tự nhiên trong nước biển (bao hàm cả thử nghiệm quay)

Thử nghiệm ăn mòn tự nhiên tại Trạm Nghiên cứu thử nghiệm Đầm Báy

KẾT QUẢ CHÍNH
- Đã công bố hơn 100 bài báo trên các tạp chí khoa học, trong đó có hàng chục bài báo trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus.
- Chế tạo và áp dụng thử nghiệm có hiệu quả tốt một số loại protector bảo vệ hệ thống làm mát bằng nước biển, cầu cảng trong môi trường nước biển.
- Chế tạo và áp dụng thử nghiệm có hiệu quả tốt hệ thống điều hòa ẩm bảo quản vũ khí, trang thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.
- Chế tạo và chuyển giao thiết bị tẩy hà trong nước biển ứng dụng hiệu ứng cavitation; hệ thống chống hà bám trong đường ống làm mát theo nguyên lý điện hóa.
- Chế tạo được một số sản phẩm sơn thủy tinh lỏng giàu kẽm gốc nước.
- Nghiên cứu công nghệ khắc phục hiện tượng ăn mòn khung chịu lực của ghế thoát hiểm cho máy bay Su-22M4.
HÌNH THỨC HỢP TÁC
Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Trung tâm để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, các dịch vụ thử nghiệm dưới hình thức hợp đồng, hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ…

Các đơn vị