<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Rong biển đã khiến các nhà khoa học nhầm lẫn về sức khỏe rạn san hô như thế nào?

10/05/2023

Trong nhiều thập kỉ, các nhà khoa học đã xem rong biển như là các loài chỉ thị cho sức khỏe của rạn san hô dưới đáy biển. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Đại học British Columbia (UBC) cho thấy điều ngược lại và các nhà khoa học cần những phương pháp mới để xác định xem liệu hoạt động của con người có gây hại cho các rạn san hô hay không.

Hình (a): Top 10 loại tảo bẹ phổ biến nhất theo các vùng địa sinh học; giá trị trung bình và độ lệch chuẩn ở đầu mỗi cột; (b): Lượng tảo bẹ trung bình tại mỗi địa điểm, được phân loại theo các vùng địa sinh học. Nguồn: Global Change Biology (2023).

Tiến sĩ Sara Cannon, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Đại dương và Nghề cá của UBC và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Điều này đặc biệt quan trọng vì hiện nay các rạn san hô trên toàn thế giới đang bị đe dọa bởi những căng thẳng do biến đổi khí hậu gây ra”.  

Rong biển thuộc về nhóm tảo bẹ (macroalgae). Vì có thể đo lường rất nhanh chóng và dễ dàng, tảo bẹ trên bề mặt đại dương từ lâu đã được coi như là đại diện cho sức khỏe của rạn san hô. Kể từ những năm 1970, các nhà khoa học tin rằng hoạt động của người dân địa phương đã làm tăng các loài tảo bẹ đồng thời gây hại cho các rạn san hô phía dưới.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Global Change Biology đã phân tích dữ liệu từ hơn 1.200 địa điểm trong khoảng thời gian 16 năm ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đã chỉ ra rằng phương pháp này gây ra hiểu nhầm và không thể hiện được các dấu hiệu stress của rạn san hô.

Chẳng hạn như mức độ bao phủ của tảo bẹ phụ thuộc nhiều vào các loài phát triển ở một khu vực cụ thể. Ví dụ, trong vùng nước bị ô nhiễm bởi dòng chảy nông nghiệp, loài Sargassum gặp khó khăn khi phát triển trong khi loài Halimeda lại phát triển mạnh. Trong cả hai trường hợp, các rạn san hô đều bị ảnh hưởng.

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng việc sử dụng lớp phủ tảo bẹ như một chỉ số đại diện cho các tác động của người dân địa phương lên rạn san hô đã che giấu mức độ ảnh hưởng tiêu cực mà con người đang gây ra cho các rạn san hô và khiến các nhà nghiên cứu khó xác định được rạn san hô nào đang thực sự cần được bảo vệ.

Người dịch: Ngọc Nguyễn (P.TTKHQS)

Nguồn: https://phys.org/news/2023-05-seaweed-scientists-reef-health.html