Tác động của việc chặt phá rừng và trồng rừng đối với chu trình nước toàn cầu

04/11/2022

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tiếp cận đánh giá tác động đồng thời của việc phá rừng và trồng rừng đối với chu trình nước toàn cầu. Trong công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, nhóm nghiên cứu đã phân tích các bản ghi giáng thủy cùng với các chỉ số diện tích lá có trọng số thủy văn để tính toán (ước lượng) sự thay đổi của nước bề mặt trong chu kỳ nhiều năm.

Nguồn: Pixabay/CC0.

Khi biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọn, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực làm giảm thiểu một phần carbon trong không khí bằng cách trồng cây. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng khi trồng một số lượng lớn cây trong khu vực nhất định, sẽ tác động đến mực nước ngầm do cây hút nước từ dưới đất và quá trình cây thoát hơi nước vào không khí. Trong nỗ lực mới này, các nhà nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi liệu giữa việc chặt phá rừng và trồng rừng đâu là loại hình đang có tác động hơn trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập và phân tích dữ liệu giáng thủy tại một số địa điểm trên thế giới. Họ cũng nghiên cứu độ che phủ của lá để tính toán (ước tính) mức độ tăng trưởng của cây đã tăng lên, giảm đi hay giữ nguyên ở những khu vực xác định. Từ hai yếu tố này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng có mối liên hệ giữa sự thay đổi độ che phủ cây và sự thay đổi lượng nước bề mặt.

Cụ thể hơn, họ phát hiện ra rằng những thay đổi lớp phủ thảm thực vật giai đoạn từ năm 2001 đến 2018 đã dẫn đến lượng nước bề mặt toàn cầu gia tăng khoảng 0,26 mm/năm. Và sự gia tăng đó đã dẫn đến sự suy giảm khoảng 15% tổng lượng nước cung cấp trên toàn cầu. Họ cũng phát hiện ra rằng sự gia tăng là do lượng mưa nhiều hơn khoảng 53% so với lượng bốc thoát hơi nước bề mặt đất trên toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mức độ tác động đến mực nước ngầm là khác nhau tùy theo khu vực. Ở một số nơi, việc trồng thêm nhiều cây xanh vừa làm tăng lượng nước sẵn có tại chỗ và những vùng xa hơn xuôi hướng gió. Trong khi ở một số nơi khác lại thấy có rất ít tác động cục bộ. Thậm chí, họ còn nhận thấy một số nơi mà việc trồng thêm cây không tạo ra sự gia tăng đáng kể nào của lượng nước bề mặt sẵn có.

Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng các tổ chức tham gia vào những kế hoạch chặt phá rừng hoặc trồng rừng cần phải xem xét kỹ hơn đến tác động của nó có thể gây ra đối với mực nước ngầm.

Nguồn: https://phys.org/news/2022-11-impact-deforestation-afforestation-global.html

Người dịch: Phạm Thị Thu (P.TTKHQS)