Vì sao rừng già quan trọng?

23/06/2022

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái với một quần xã sinh vật đa dạng bao gồm đất, cây xanh, khí hậu và sinh vật rừng. Rừng mang giá trị lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức đúng về vai trò của rừng, đặc biệt là tầm quan trọng của những cánh rừng già nguyên sinh.

Rừng già là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu. Rừng già lưu trữ nhiều carbon hơn nhiều so với các khu rừng trẻ, giúp bảo vệ chúng ta khỏi khí thải nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch. Một nghiên cứu về 6 khu rừng quốc gia ở bang Oregon, Mỹ cho thấy 3% số cây lớn nhất chiếm tới 42% carbon của rừng.

Rừng già giúp giảm lượng khí thải nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch do đặc tính lưu trữ nhiều carbon hơn so với các khu rừng trẻ. Một nghiên cứu về 6 khu rừng quốc gia ở bang Oregon, Mỹ cho thấy 3% số cây lớn nhất chiếm 42% carbon của rừng. Ở những nơi có trữ lượng carbon cao, hệ động thực vật có xu hướng phong phú hơn những nơi khác. Rừng già hỗ trợ sự sống phát triển đa dạng hơn và lưu trữ mạng lưới giao tiếp phức tạp giữa các sinh vật. Chúng cung cấp bóng mát cho các loài nhạy cảm phía dưới, đặc biệt là những loài cần thời gian để di cư và thích nghi với môi trường thay đổi. Những cây lớn tạo ra cấu trúc môi trường sống quan trọng cho cả động thực vật trên cạn và dưới nước. 

Rừng sử dụng carbon điôxyt như  những thành phần cơ bản xây dựng các phân tử hữu cơ và giữ carbon điôxyt trong mô gỗ, tuy nhiên quá trình nàу có giới hạn. Nghiên cứu từ những năm 1960 sử dụng dữ liệu trong 10 năm từ một đồn điền cho rằng những khu rừng từ 150 năm tuổi trở lên sẽ giải ρhóng và hấp thụ lượng carbon tương đương nhɑu, và vì vậy trở nên “trung tính”. Điều này tạo bầu khí quyển trong lành với chức năng quang hợp của cây xanh qua quá trình thu nhận CO2 và cung cấp O2.

Rừng có tác dụng điều tiết nguồn nước giúp giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó thành lượng nước ngầm xuống đất vào tầng nước ngầm khắc phục xói mòn. Hạn chế lắng đọng long hồ, lòng sông điều hòa dòng chảy của sông, suối.

Theo thông tin từ các nhà khoa học rừng già lưu trữ và dần dần giải phóng nước sạch cho hàng triệu người Mỹ, đồng thời giảm thiểu tác động của lũ lụt khi các hiện tượng thời tiết ngày càng trở nên thất thường và khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, rừng giúp lớp đất mặt không mỏng đi, giữ nguyên mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa của đất khiến đất không bị phá hủy và duy trì được độ phì nhiêu. Rừng còn có tác dụng che trở vùng đất nọi địa bên trong, bảo vệ đê biển, cải hóa vùng bị nhiễm mặn, phèn chua. Rừng cung cấp một lượng vật liệu gỗ, dược liệu lớn phục vụ đời sống con người, là nơi trú ngụ của các loài động vật quý hiếm.

Với vẻ đẹp hùng vĩ và nguyên sơ, rừng già còn thu hút du khách và truyền cảm hứng cho các hoạt động kinh tế, du lịch và giải trí.

Trần Mỹ Hương (NASATI)