<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Benthic fauna of the bay of Nhatrang - Southern Vietnam

11/09/2023

HỆ ĐỘNG VẬT ĐÁY VỊNH NHA TRANG, PHÍA NAM VIỆT NAM

Ngay từ khi mới thành lập Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ nhiệt đới hỗn hợp Việt - Nga (TTNĐ Việt - Nga), vấn đề nghiên cứu về hệ sinh thái biển ven bờ vịnh Nha Trang đã được đặt ra và tổ chức thực hiện trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ do Uỷ ban phối hợp về TTNĐ Việt - Nga phê duyệt hằng năm. Nghiên cứu về hệ động vật đáy là một trong những chủ đề nghiên cứu chủ đạo được tổ chức thực hiện tại Chi nhánh Ven biển/TTNĐ Việt - Nga dưới sự chỉ đạo của Giáo sư, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga D.S. Pavlov. Nghiên cứu được tiến hành nhiều năm bởi nhóm nghiên cứu thuộc Viện các vấn đề Sinh thái và Tiến hoá mang tên A.N. Severtsova/Viện Hàn lâm khoa học Nga do Giáo sư T.A. Britayev đứng đầu, cùng với các cán bộ khoa học của Chi nhánh Ven biển/ TTNĐ Việt - Nga và một số tổ chức khoa học khác của Việt Nam như Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nghiên cứu Hải sản…

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhóm và tổng hợp tài liệu từ một số nghiên cứu khác, Giáo sư T.A. Britayev và Giáo sư, Viện sĩ D.S. Pavlov cùng các cộng sự đã biên soạn Sách chuyên khảo “Hệ động vật đáy Vịnh Nha Trang, phía Nam Việt Nam”. Sách được xuất bản bởi Hiệp hội các ấn phẩm khoa học KMK/LB Nga bằng ngôn ngữ tiếng Anh kết hợp tiếng Nga, gồm 02 tập:

* Tập 1 được xuất bản năm 2007, vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập TTNĐ Việt - Nga. Nội dung chính giới thiệu về nhóm động vật biển không xương sống vùng biển ven bờ phía Nam Việt Nam, chủ yếu khu vực vịnh Nha Trang, gồm: san hô cứng (scleractinian corals), sá sùng (sipunculids), hàu (barnacles), tôm tít (mantis shrimps), tôm pontoniine, các loài cua (thuộc họ Domeciidae, Trapeziidae, Tetraliidae, Calappidae) và bọt biển. Dữ liệu được xử lý từ các bộ sưu tập mẫu được lấy từ năm 1985 đến 2006, kết quả có 441 loài động vật không xương sống ở biển đã được tìm thấy. Trong số đó có một loài mới đối với khoa học, 82 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam và 128 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở vịnh Nha Trang. Đối với mỗi loài, có dữ liệu về sự xuất hiện, phân bố, danh pháp khoa học và thông tin mô tả loài được cung cấp. Cuốn sách bao gồm 250 bức ảnh màu nguyên gốc về động vật sống, được chụp trong điều kiện tự nhiên, bể nuôi cá hoặc ngay sau khi thu thập.

Tập 1 gồm 08 chương:

- Chương 1. Danh sách các loài san hô scleractinia, millepore, và Heliopora của vịnh Nha Trang. T.N. Dautova, Yu.Ya. Latypov., O.V. Savinkin

- Chương 2. Giun biển Sipuncula ở vùng nước ven biển Việt Nam (Vịnh Nha Trang, Biển Đông). V.V. Murina

- Chương 3. Tôm Cirripedia của Vịnh Nha Trang. T.N. Dautova

- Chương 4. Tôm Crustacea: Stomatopoda vịnh Nha Trang. Duriš Zdenek

- Chương 5. Cua Calappidae và cua Matutidae (Crustacea, Decapoda) vịnh Nha Trang. I. Marin, Nguyễn Thị Hải Thanh

- Chương 6. Những phát hiện mới và danh sách sơ bộ loài tôm-pontonin (Caridea: Palaemonidae: Pontoniinae) và tôm-hymenocerid (Caridea: Hymenoceridae) từ vịnh Nha Trang. I.N. Marin, O.V. Savinkin

- Chương 7. Các loài cua liên kết với san hô (Decapoda: Domecidae, Trapeziidae, Tetraliidae, Xanthidae: Cymoinae) vịnh Nha Trang. I.N. Marin, V.A. Spiridonov

- Chương 8. Bọt biển (Demospongia) vịnh Nha Trang. N.A. Chervyakova.

* Tập 2 được xuất bản năm 2012, vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập TTNĐ Việt - Nga. Nội dung chính mô tả các nhóm động vật không xương sống khác nhau ở biển: giun nhiều tơ cộng sinh; động vật thân mềm (chitons), động vật chân bụng thuộc họ Eulimidae, hải sâm; tôm pontoniin; các loài cua thương phẩm và rừng ngập mặn; sao biển và huệ biển (crinoids). Kết quả xử lý mẫu thu tại vịnh Nha Trang đã mô tả được 474 loài động vật không xương sống, gần một nửa trong số đó (218 loài) lần đầu tiên được tìm thấy ở Việt Nam. Tám loài mới cho khoa học được mô tả. Đối với mỗi loài, các dữ liệu được cung cấp gồm phân bố trong khu vực và phân bố chung, tên khoa học và thông tin mô tả. Cuốn sách được minh họa bằng 470 bức ảnh màu gốc chụp các mẫu vật sống được chụp trong tự nhiên hoặc trong bể nuôi ngay sau khi thu thập.

Tập 2 gồm 09 chương:

- Chương 1. Giun nhiều tơ cộng sinh vịnh Nha Trang. T.A. Britayev, T.I. Antokhina

- Chương 2. Nhuyễn thể có vỏ Mollusca, Polyplacophora vịnh Nha Trang. B.I. Sirenko

- Chương 3. Nhuyễn thể chân bụng họ Eulimidae (Gastropoda, Ptenogllssa) vịnh Nha Trang. P.Yu. Dgebuadze, Yu.I. Kantor

- Chương 4. Hệ động vật nhuyễn thể mang sau (Gastropoda: Opissthobranchia) của Việt Nam. A.V. Martynov, T.A. Korshunova

- Chương 5. Cua Brachyura rừng ngập mặn ven biển phía Nam, Việt Nam. E.S. Chertoprud, V.A. Spiridonov, I.N. Marin, V.O. Mokievsky

- Chương 6. Cua thương phẩm (Crustacea Decapoda Brachyura) của vịnh Nha Trang. E.S. Chertoprud, V.A. Spiridonov, S.A. Ponomarev, V.O. Mokievsky

- Chương 7. Những phát hiện mới và sự liên kết của các loài tôm - pontoniin (Crustacea: Decapoda: Caridea: Palaemonidae: Pontoniinae) từ vịnh Nha Trang. I.N. Marin

- Chương 8. Sao biển của Việt Nam và các loài cộng sinh của chúng. T.I. Antokhina, O.V. Savinkin, T.A. Britayev

- Chương 9. Hải quỳ biển vịnh Nha Trang: hệ động vật, nơi cư trú và các loài cộng sinh. E.S. Mekhova, T.A. Britayev.

NỘI DUNG 02 CUỐN SÁCH ĐỌC TẠI LINK DƯỚI ĐÂY:

BENTHIC FAUNA OF THE BAY OF NHATRANG SOUTHERN VIETNAM - Vol 1.

BENTHIC FAUNA OF THE BAY OF NHATRANG SOUTHERN VIETNAM - Vol 2.

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc!

Thông tin chi tiết xin liên hệ Thư viện TTNĐ Việt - Nga hoặc Chi nhánh Ven biển/ TTNĐ Việt - Nga