<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Hội nghị "Triển vọng hợp tác KH&CN giữa Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và viện Nghiên cứu khoa học Dược liệu và Tinh dầu Liên bang Nga

17/08/2022

Sáng 17 tháng 8, tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga diễn ra Hội nghị “Triển vọng hợp tác KH&CN giữa Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu khoa học Dược liệu và Tinh dầu Liên bang Nga (VILAR).

Đồng chí Thiếu tướng Đặng Hồng Triển, Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Thiếu tướng Bùi Hải Sơn, quyền Trưởng ban, Ban Quản lý Lăng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng chủ trì hội nghị. Về phía Viện Nghiên cứu Dược liệu và Tinh dầu LB Nga có Viện sĩ Sidelnikov Nikolai Ivanovich, Giám đốc Viện làm trưởng đoàn.

Tham dự Hội nghị còn có đại diện Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và VILAR.

Khai mạc Hội nghị, Thiếu tướng Đặng Hồng Triển cho biết, hiện nay có trên 50 các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất,... của Liên bang Nga tham gia phối hợp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN hỗn hợp Việt - Nga và chuyển giao công nghệ. Hằng năm, phía Nga cử trung bình khoảng 200 lượt cán bộ khoa học sang Trung tâm để phối hợp nghiên cứu.

Trong quá trình hoạt động, Trung tâm đã tổ chức nghiên cứu về hóa học các hợp chất thiên nhiên, chiết tách, tinh chế một số hoạt chất quý từ thảo dược trong tự nhiên để bào chế thành thuốc, thực phẩm chức năng phục vụ hỗ trợ và điều trị bệnh. Đồng chí cũng nhấn mạnh, Trung tâm còn có tiềm năng lớn để phát triển hướng nghiên cứu này. Đặc biệt, Trung tâm đã thu được nguồn dữ liệu phong phú về đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, trong đó có các hệ thực vật với nhiều loại cây dược liệu quý của Việt Nam trong hơn 30 năm qua. Với thế mạnh đó, đồng chí tin tưởng đây sẽ là hướng hợp tác triển vọng giữa Trung tâm và VILAR trong thời gian tới.

Thiếu tướng Đặng Hồng Triển phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Thiếu tướng Bùi Hải Sơn cho biết, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã có một số nội dung hợp tác với Bộ Tư lệnh Lăng trong thời gian trước đây và là đơn vị đầu tiên đã hỗ trợ Bộ Tư lệnh Lăng trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Trong cuộc gặp lần này, đồng chí mong rằng hai bên nhanh chóng nối lại nhịp độ hợp tác và khẳng định sẽ có rất nhiều nội dung công việc phục vụ đắc lực cho việc hợp tác 3 bên.

Thiếu tướng Bùi Hải Sơn phát biểu tại Hội nghị.

Về phía Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và Tinh dầu LB Nga, Viện sĩ N.I. Sidelniko cho biết, Viện đã có 30 năm hợp tác thành công với Bộ Tư lệnh Lăng trong việc giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đã được Chính phủ Việt Nam trao Huân chương Lao động hạng Ba thể hiện sự ghi nhớ, trân trọng những giúp đỡ to lớn, đầy tình cảm và trách nhiệm của các thế hệ nhà khoa học y tế và lãnh đạo Viện. Các cấp lãnh đạo của Nhà nước và của Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đề ra hướng để VILAR phát triển hợp tác với các viện nghiên cứu Việt Nam và Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga là một trong số đó. Viện sĩ cũng cho biết, ngoài nghiên cứu về các loại dược liệu và tinh dầu, VILAR cũng nghiên cứu về các giống cây trồng, hóa học, y học nhiệt đới, ... Đặc biệt, ở Nga, Viện có một vườn thực vật trồng các loại cây nhiệt đới. Vì vậy, Viện mong muốn được hợp tác với Trung tâm để nghiên cứu về sinh thái nhiệt đới, thực vật nhiệt đới, đặc biệt là các loại thảo dược nhiệt đới. Viện sĩ cũng mong rằng Bộ Khoa học và Giáo dục ĐH Liên bang Nga sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa phía Viện và Trung tâm.

 Viện sĩ N.I. Sidelniko phát biểu tại Hội nghị.

Kết thúc buổi làm việc, 3 bên đã thống nhất phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

Đại biểu tham dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm.

Tin bài: Nguyễn Xuân Ngọc (P.TTKHQS)