<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Nghiệm thu đề tài về đánh giá tình trạng nhiễm một số vi khuẩn gây nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm tại một số bếp ăn tại Hà Nội

03/02/2024

Chiều ngày 02 tháng 02 năm 2024, tại Hà Nội, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả đề tài KH&CN cấp Tổng cục Hậu cần về: “Đánh giá tình trạng nhiễm một số vi khuẩn gây nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm STEC Escherichia coli, Salmonella spp., Shigella spp. và Stanphylococcus aureus tại một số bếp ăn tại Hà Nội”; đề tài do Viện Y sinh nhiệt đới chủ trì, đồng chí Đại úy, TS. Lê Thị Lan Anh làm chủ nhiệm.

Đồng chí Đại tá, TS. Phạm Duy Nam, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp. Tham gia phiên họp, có các thành viên Hội đồng, đại diện cơ quan quản lý khoa học, đơn vị chủ trì và nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Quang cảnh phiên họp.

Tại phiên họp, thay mặt nhóm nghiên cứu, đồng chí Lê Thị Lan Anh báo cáo với Hội đồng về quá trình thực hiện và kết quả chính của đề tài. Cụ thể:

* Về đánh giá tỷ lệ nhiễm các vi khuẩn STEC, Salmonella, ShigellaS. aureus tại đơn vị nghiên cứu: nhóm thực hiện đề tài đã xác định được tỷ lệ nhiễm khuẩn gồm STEC, Salmonella spp., Shigella spp. và S. aureus tại các bếp ăn. Đồng thời chỉ ra tỷ lệ nhiễm khuẩn trên thực phẩm sống, thực phẩm lưu, dụng cụ, mẫu phết bàn tay và trên mẫu phết trực tràng của nhân viên nhà bếp.

* Về đánh giá tình trạng kháng kháng sinh của các chủng phân lập được:

- Các chủng STEC kháng cao nhất với chloramphenicol và tetracyclin (90,0%), Trimethoprim+Sulfamethxazole (81,8%), 100% các chủng STEC nhạy cảm với kháng sinh cefotaxime và kháng sinh nhóm carbapenem bao gồm imipenem, meropenem.

+ 50% chủng Salmonella kháng ampicillin, tiếp theo là piperacillin và tetracycli (45,8%). 100% các chủng Salmonella nhạy cảm với gentamicin, ceftazidime, imipenem, meropenem.

+ 30% chủng Shigella kháng tetracyclin, 20% chủng kháng cefazolin, ceftazidime. 100% chủng Shigella nhạy cảm với chloramphenicol, cefoxitin, và kháng sinh nhóm carbapenem bao gồm imipenem, meropenem và ertapenem.

+ 50% chủng S. aureus kháng azithromycin, erythromycin, clindamycin, gentamicin, telithromycin, penicillin. 100% chủng S. aureus nhạy cảm với daptomycin, doxycycline, minocycline, linezolid, vancomycin, trimethoprim + sulfamethxazole.

- Nhóm thực hiện đề tài cũng đã đề xuất được giải pháp kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với điều kiện của các bếp ăn tiến hành nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài được công bố trên 01 tạp chí khoa học trong nước; 01 tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục Scopus, và hỗ trợ đào tạo 01 thạc sĩ.

TS. Lê Thị Lan Anh báo cáo kết quả nghiên cứu trước Hội đồng.

Sau khi nghe đồng chí đại diện nhóm thực hiện đề tài báo cáo kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu, các ủy viên Hội đồng nêu câu hỏi chất vấn, nhận xét đánh giá và đóng góp ý kiến cho Báo cáo tổng kết đề tài và các tài liệu kèm theo. Các ý kiến đều đánh giá cao những nỗ lực, kết quả nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu đã đạt được cũng như giá trị khoa học mà đề tài mang lại.

Thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá và đóng góp ý kiến cho báo cáo tổng kết đề tài.

Thay mặt Hội đồng, đồng chí Chủ tịch Hội đồng kết luận: Đề tài đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung nghiên cứu, đáp ứng mục tiêu đặt ra, các sản phẩm đầy đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng theo thuyết minh đề cương đã được phê duyệt, số liệu của nghiên cứu trung thực, đáng tin cậy.

Hội đồng nhất trí nghiệm thu nhiệm vụ và đánh giá mức “Đạt yêu cầu”.

Tin bài: Phòng TTKHQS