<!-- Google tag (gtag.js) --> <script async src="https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=G-K30JX8Y360"></script> <script> window.dataLayer = window.dataLayer || []; function gtag(){dataLayer.push(arguments);} gtag('js', new Date()); gtag('config', 'G-K30JX8Y360'); </script>

Khóa học Sinh thái và đa dạng sinh học cho các nhà khoa học trẻ tại Vườn Quốc gia Cát Tiên

13/03/2017

Thực hiện Quyết nghị của Ủy ban Phối hợp về Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga và Chỉ thị của Đồng Tổng giám đốc Trung tâm, Chi nhánh Phía Nam đã chủ trì và tổ chức thực hiện Khóa học Sinh thái cho các nhà khoa học trẻ với chủ đề “Sinh thái và đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam”. Đây là Khóa học lần thứ 6 được Trung tâm giao cho Chi nhánh tổ chức nhằm thông tin, giới thiệu những kiến thức cơ bản về các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam cho các nhà khoa học trẻ và các bạn sinh viên ngành sinh học của Liên bang Nga. Khóa học diễn ra từ ngày 12/6/2017 đến 26/6/2017 tại Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai).

Khai mạc Khóa học tại Chi nhánh Phía Nam

Tham gia Khóa học có 15 sinh viên cao học thuộc Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU) dưới sự hướng dẫn, phụ trách của PGS. TS. Simdyanov Timur Gennadevich – Giảng viên Khoa Sinh học (MGU) và TSKH. Kalyakin Mikhail Vladimirovich – Giám đốc Bảo tàng động vật (MGU). Về phía Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga có TSKH. Kuznetsov Andrey Nhicolaievich – Tổng Giám đốc Phía Nga và các cán bộ khoa học hướng nghiên cứu Sinh thái cạn của Chi nhánh Phía Nam.

Trong thời gian diễn ra Khóa học, các học viên được tiếp nhận thông tin, kiến thức về các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam; được khảo sát, thực tập ngoài thực địa tại các sinh cảnh rừng khác nhau ở VQG Cát Tiên; nghe các cán bộ khoa học của Trung tâm trình bày các chủ đề cụ thể như: thực vật, chim, lưỡng cư – bò sát, côn trùng và sự trao đổi các dòng nhiệt, ẩm, khí CO2 của hệ sinh thái rừng Việt Nam. Trong quá trình dã ngoại, các học viên được tổ chức tham gia khảo sát và nghiên cứu tại Bàu Sấu, tại Hang Dơi, tham quan và tìm hiểu hoạt động của Trạm Quan trắc khí hậu của Trung tâm đặt tại Nam Cát Tiên và xem các loài thú hoang dã vào ban đêm. Ngoài ra, các thành viên của Khóa học còn được tìm hiểu về các hoạt động khoa học  – công nghệ của Trung tâm, của Chi nhánh phía Nam; tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của đất nước và con người Việt Nam.

Khảo sát và thảo luận tại thực địa

Được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ trưởng Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, của Thủ trưởng Chi nhánh Phía Nam và sự tạo điều kiện, giúp đỡ của VQG Cát Tiên, Khóa học đã diễn ra đúng theo chương trình, kế hoạch và kết thúc tốt đẹp. Sau Khóa học, các bạn sinh viên, các nhà khoa học trẻ của Liên bang Nga sẽ có những kiến thức, hiểu biết rõ hơn về rừng nhiệt đới Việt Nam. Trong số họ, sau này sẽ có nhiều người tham gia vào các hoạt động khoa học – công nghệ tại Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga nói riêng và Việt Nam nói chung. Do vậy, những khóa học về Sinh thái rừng nhiệt đới được tổ chức hàng năm sẽ là nền tảng và là cơ sở góp phần thúc đẩy sự hợp tác về khoa học – công nghệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga./.

Một số hình ảnh khóa học:

Tin: Nguyễn Văn Thịnh; Ảnh: Trần Minh Tiến